Nhiều tháng giãn cách xã hội trên khắp cả nước, người Việt trẻ trên các diễn đàn, hội nhóm vẫn động viên nhau rằng “thành phố giãn cách nhưng lòng người không giăng dây”. Câu nói ý chỉ những khó khăn của dịch bệnh chưa bao giờ khiến tấm lòng mỗi người trở nên xa cách. Bao nhiêu ngày giãn cách là bấy nhiêu thời gian cộng đồng chứng kiến những sự san sẻ đầy tình nghĩa, những tâm hồn tổn thương được xoa dịu.
Trong ngày tháng đó, thế hệ trẻ vẫn mạnh mẽ sống, nuôi dưỡng niềm tin và sự lạc quan không chỉ bằng hành động nhỏ bé, mà còn từ việc giữ tâm hồn luôn rộng mở, “không giăng dây”. Bốn bức tường và màn hình máy tính không thể trói buộc những người trẻ đam mê khám phá, trải nghiệm và kết nối. Họ coi đây là quãng nghỉ ngắn, để khi đến thời điểm thích hợp hóa những chuyến đi giúp tự chữa lành cho tâm hồn.
Gần 2 năm đại dịch tấn công, giới trẻ Việt dần quen với quãng thời gian làm việc tại nhà (work from home) kéo dài. Qua giai đoạn thoải mái ban đầu khi bớt được thời gian di chuyển mỗi ngày, không ít người trẻ cảm thấy bí bách, stress vì trải nghiệm 24 giờ mỗi ngày sinh hoạt trong không gian hẹp, làm bạn với laptop, điện thoại.
Làm ở nhà đồng nghĩa việc ranh giới giữa công việc và cuộc sống riêng chồng lẫn, không còn sự thoải mái sau giờ tan sở hay những niềm vui riêng ngoài công việc… như trước. Sự giao tiếp, kết nối với bạn bè, người thân trực tiếp thay bằng các cuộc gặp qua màn hình máy tính, điện thoại lúc nào không hay.
Đại dịch gây ra những phiền toái nhưng cũng là khoảng lặng thời gian giúp người trẻ học được cách sống chậm lại, biết cách quan tâm đến người khác và tự yêu thương chính mình. Họ cũng nhận ra sự hữu hạn của thời gian khi những chuyến đi, những cái hẹn “bữa nào rảnh”, “hẹn năm sau”… với những người thương yêu giờ đã không còn cơ hội thực hiện.
Thùy Chi (25 tuổi, TP.HCM) là một người trẻ như thế. Sự ra đi của người thân, bạn bè trong đại dịch khi bao dự định còn dang dở khiến cô cảm nhận rõ nhất sự ngắn ngủi của đời người. Cô gái này đã thay đổi cách suy nghĩ và trân trọng cuộc sống hơn bao giờ hết. Giờ đây, chỉ cần có dự định hay kế hoạch gì, Thuỳ Chi sẽ thực hiện ngay. Vốn là người đam mê du lịch, khát khao khám phá những miền đất mới nhưng vì deadline, vì “không có tiền", vì hàng trăm lý do khác mà cô đã bỏ lỡ rất nhiều chuyến đi của tuổi trẻ trong suốt mấy năm qua. Dịp này, cô quyết định xách ba lô lên và đi ngay khi thời điểm “bình thường mới” bắt đầu.
Chi đã cùng bạn bè đến Đà Lạt, trải nghiệm những thứ chưa từng thử như một cách khám phá bản thân và tái tạo năng lượng sau những ngày dài quẩn quanh trong căn phòng trọ nhỏ. Vượt 7 tầng thác Datanla cao 25 m, trượt zipline băng rừng ngắm những tán cây, hay chèo SUP đón bình minh trên hồ Tuyền Lâm, “thả trôi” bản thân giữa làn sương khói mờ ảo và lắng nghe tiếng chim hót buổi sớm... Chi đã có những ngày không thể quên tại Đà Lạt.
“Trước khi đi tôi cũng có chút lưỡng lự. Nhưng tôi chợt nghĩ ‘không bây giờ thì bao giờ?’. Đi qua đại dịch vừa qua, tôi trân trọng hơn hiện tại, và tôi hiểu mình là người may mắn, khi vẫn khỏe mạnh và có cơ hội trải nghiệm cuộc sống tươi đẹp này. Và chuyến đi đã mang đến nguồn năng lượng đặc biệt, giúp tâm hồn tôi được xoa dịu, chữa lành”, Thùy Chi chia sẻ.
Hoàng Nam (27 tuổi, TP.HCM) cũng chọn cách lên đường ngay khi khi du lịch dần mở cửa. Nam luôn giữ suy nghĩ “khó khăn tài chính có thể được giải quyết không sớm thì muộn, nhưng những trải nghiệm tuổi trẻ là thứ đã qua thì không thể lấy lại”, và dịch bệnh càng khiến anh củng cố quan điểm đó: “Bây giờ mọi người đã quen với cụm ‘work from home’ thì tại sao mình lại không ‘work from far away’ được? Thay đổi môi trường làm việc có thể đem đến những nguồn cảm hứng rất mới và công nghệ thì cho phép ta ‘work from anywhere’ tức làm việc ở mọi nơi mà ta muốn”.
Thế giới bao la, đời người ngắn ngủi, Nam chia sẻ thêm: “Sống là không chờ đợi. Không chờ lúc rảnh mới đi tập thể dục, không chờ đến dịp mới gọi về hỏi thăm gia đình, hay không chờ đến kỳ nghỉ dài mới lên lịch các chuyến đi”. Và anh đã chọn trekking Lảo Thẩn (Lào Cai) trong dịp cuối năm.
“Khoảnh khắc vượt qua cảm giác rã rời của đôi chân và thân thể, đứng trên đỉnh núi, phóng tầm mắt ngắm nhìn tầng mây trôi bồng bềnh, tâm hồn tôi cảm nhận được sự tự do. Khó khăn, mệt mỏi như trekking tôi còn vượt qua được, thì không gì có thể cản bước mình”, Hoàng Nam nói.
Những chuyến đi của người trẻ lúc này cũng là cách giúp ngành du lịch dần phục hồi sau dịch. Năm 2020, du lịch Việt lao đao khi chỉ đón 3,7 triệu lượt khách quốc tế, giảm 80% so với năm 2019; 56 triệu lượt khách nội địa, giảm 34% và tổng thu du lịch chỉ đạt 312.000 tỷ đồng, giảm khoảng gần 60% theo thống kê Tổng cục Du lịch. Năm 2021, các chỉ tiêu du lịch tiếp tục giảm sâu. Ước tính số liệu khách du lịch nội địa 10 tháng đầu năm đạt 32,3 triệu lượt (chỉ bằng 44,7% so với cùng kỳ năm 2019), trong đó, khách lưu trú đạt 16,2 triệu lượt (bằng 44% so với năm 2019).
Tháng 10, cả nước bước vào giai đoạn bình thường mới với tất cả hoạt động. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành hướng dẫn tạm thời thực hiện nghị quyết 128 trong lĩnh vực du lịch, cho phép khách nội địa không cần xét nghiệm Covid-19 khi đã tiêm đủ liều vaccine hoặc khỏi bệnh, trừ khi điều tra dịch tễ đến từ vùng cấp độ 3 và 4 hoặc có triệu chứng ho, sốt, đau họng... Và các chuyến du lịch an toàn lúc này đã được nhiều người trẻ thực hiện.
“Các tỉnh thành trên cả nước đều đã bước vào ‘bình thường mới’. Rào chắn đã gỡ, vaccine 2 mũi đã phủ 70% dân số, du lịch mở cửa trở lại nên tôi và các bạn nhận thấy đây là thời điểm thích hợp cho những chuyến đi trải nghiệm”, Thùy Chi cho biết.
Còn theo Nam, du lịch đang bước vào độ lý tưởng khi nhiều công ty kích cầu hỗ trợ ngành du lịch, mang đến nhiều khuyến mại lớn có lợi người dùng, các điểm đến đều vắng khách. “Quan trọng là bạn trang bị đủ kiến thức về cách đảm bảo an toàn cá nhân và quy tắc 5K, liên tục cập nhật sổ tay sức khỏe điện tử, tận dụng tối đa công nghệ, thanh toán không tiền mặt khi chi tiêu...”, bạn trẻ này khẳng định.
Theo Chi và Nam, bí quyết để thực hiện được chuyến đi một cách nhanh và tiết kiệm nhất là tận dụng tối đa chương trình hỗ trợ đặc biệt từ các ứng dụng như MoMo. “Thay vì băn khoăn tìm nơi đặt vé giá rẻ hay khách sạn tốt... ở nhiều nền tảng khác nhau, tôi chọn giải phóng đầu óc bằng cách sử dụng tính năng ‘Du lịch - Đi lại’ của MoMo với trải nghiệm ‘tất cả trong một’. Tôi cũng có thể tiết kiệm được khoản tiền đáng kể vì dịp này, MoMo có các chương trình giảm giá thiết thực”, Chi chia sẻ.
Với nhiều ưu đãi có giá trị đến hơn 2 triệu đồng, “Du lịch - Đi lại” được nhiều người dùng trẻ tìm đến như một hình thức giúp “gác lại âu lo”, sẵn sàng lên đường. Đặc biệt, với sản phẩm “Ví trả sau”, MoMo hỗ trợ người dùng Việt thỏa sức trải nghiệm và có những chuyến đi ý nghĩa dịp cuối năm mà không lo lắng về tiền bạc.
“Đọc vạn cuốn sách không bằng đi vạn dặm đường” là câu nói nổi tiếng, được nhiều người trẻ lấy làm động lực mỗi khi có ý định xê dịch. Và sau những thời điểm khó khăn, đừng bỏ qua cơ hội một lần đón năm mới ở nơi xa, để thấy du lịch mang đến bạn những trải nghiệm đáng quý nhường nào.
Bình luận