Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

#FORMAT

Giữ tiền bằng cách 'trả trước cho bản thân'

"Pay yourself first" là chiến lược hiệu quả giúp bạn dễ tiết kiệm tiền hơn.

pay yourself first la gi anh 1

"Pay yourself first" là chiến lược hiệu quả giúp bạn dễ tiết kiệm tiền hơn.

pay yourself first la gi anh 2pay yourself first la gi anh 3

Điểm chính:

  • Thực hành "pay yourself first" nghĩa là bạn tiết kiệm trước, tiêu dùng sau.
  • Bạn có thể bắt đầu bằng việc trả hết nợ, sau đó dành dụm từng khoản nhỏ.
  • Xem tiết kiệm như một hóa đơn phải thanh toán là cách nâng mức độ ưu tiên.

Không chỉ áp dụng với người làm việc tự do, việc lập kế hoạch tự trả lương cũng phù hợp với nhân viên văn phòng. Thực tế, kỹ thuật này dành cho hầu hết mọi người.

Bằng cách để một phần thu nhập vào tài khoản tiết kiệm trước khi tiêu pha, "pay yourself first" hỗ trợ người trẻ tích lũy cho các nhu cầu dài hạn. Sau đây là cách để bạn bắt đầu "trả cho mình trước".


"Pay yourself first" nghĩa là gì?

Theo Investopedia, trả tiền cho bản thân là một trong những lời khuyên phổ biến về quản lý tiền. Ý tưởng đằng sau nguyên tắc này rất đơn giản: Hàng tháng hoặc bất cứ khi nào có thu nhập, bạn ưu tiên giữ lại tiền tiết kiệm trước, sau đó tính đến các chi phí sinh hoạt.

Số tiền ở tháng đầu tiên có thể không nhiều, nhưng bạn sẽ nhận ra mình đang dần thay đổi tư duy, xem trọng việc tích lũy sau một thời gian thực hành đều đặn.

Ví dụ, tự trả lương có thể bao gồm:

  • Để tiền vào quỹ hưu trí, chuẩn bị cho tương lai.
  • Mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm thương tật do tai nạn,...
  • Lập quỹ dự phòng khẩn cấp cho các trường hợp mất việc hay cần chăm sóc sức khỏe.
  • Trả nợ hoặc đầu tư sinh lời.

Thay vì chỉ tập trung vào nhu cầu trước mắt, quan niệm "pay yourself first" đồng nghĩa bạn tự trang trải cho tương lai và hướng đến sự ổn định lâu dài.


Vì sao cách tiếp cận này hiệu quả?

The Balance chia chi phí hàng tháng của một người thành 2 nhóm:

  • Chi phí bắt buộc: Tiền điện, nước, tiền nhà và những khoản bạn không thể không thanh toán.
  • Chi phí tự do: Những khoản chi có thể điều chỉnh như ăn uống, mua sắm, giải trí,...

Nhiều người có thói quen để dành tiền dư mỗi cuối tháng. Trong trường hợp đó, họ đang đặt khoản tiết kiệm vào nhóm thứ hai - một khoản chi phụ thuộc nhiều yếu tố và thay đổi theo thời gian.

Tuy nhiên, cách làm này chưa thực sự tối ưu, theo trang MintLife. Nếu lỡ phóng tay, nhiều khả năng đến cuối tháng, bạn không còn đồng nào để tích lũy.

Trái lại, khi trả tiền cho bản thân, bạn biến khoản tiết kiệm thành một loại "hóa đơn" bắt buộc phải thanh toán. Nhờ vậy, ngân sách dành dụm tăng nhanh hơn, đồng thời tạo động lực cắt giảm những mục không cần thiết phía sau.


Làm thế nào để bắt đầu "tự trả"?

Người chưa biết cách tiết kiệm thường gặp khó khăn với "pay yourself first", bởi hình thức này có thể tạo áp lực lên chi phí sinh hoạt.

Giả sử, bạn thường dành trọn 15 triệu đồng lương tháng cho chi tiêu. Áp dụng "trả mình trước" nghĩa là bạn có thể chỉ được phép tiêu 2/3 số tiền, thậm chí 1/3.

Bên dưới là một vài bước chia nhỏ mục tiêu của The Balance, giúp quá trình khởi động nhẹ nhàng hơn cho bạn:

  • So sánh tiền lãi tiết kiệm và lãi bạn trả nợ mỗi tháng. Nếu số tiền bạn phải trả vượt xa tiền tiết kiệm, có lẽ bạn cần trả hết nợ trước.
  • Mở tài khoản tiết kiệm riêng thay vì để lẫn lộn vào quỹ chung. Đầu tháng, bạn chuyển ngay một phần tiền cố định vào tài khoản trên.
  • Bắt đầu bằng số tiền nhỏ. 500.000 đồng, 1 triệu đồng hay 2 triệu đồng tùy ý bạn, miễn phần tiền này được cất riêng trước mọi thanh toán khác.
  • Tùy khả năng của mình, bạn có thể thanh toán phí bảo hiểm theo năm để "nhẹ gánh" hàng tháng. Một số công ty bảo hiểm còn có chương trình giảm giá khi trả trước.
  • Để tăng tiền tiết kiệm, bạn có thể cần nghề tay trái và tìm cách giảm chi.

Ưu tiên bản thân không phải điều dễ dàng, nhất là khi chúng ta đã quen với việc chạy theo nhu cầu. Nhưng từng hành động nhỏ sẽ góp phần thay đổi thói quen tài chính, hợp lý hóa chi tiêu và giúp bạn nhanh đạt mục tiêu đề ra.

Louis Pham xin loi hinh anh

Louis Phạm xin lỗi

0

Sau 2 lần bị phát hiện "phông bạt" khoản quyên góp khắc phục hậu quả bão số 3, cựu VĐV thể dục dụng cụ Louis Phạm đưa ra lời xin lỗi.

Thiên Hân

Đồ họa: Hina

Bạn có thể quan tâm