Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giun bò lổm ngổm trong ruột người phụ nữ

Trong quá trình nội soi, các bác sĩ bất ngờ phát hiện ổ giun kim ký sinh ở vùng ruột thừa, quanh hậu môn của người phụ nữ.

Giun kim ký sinh trong đường tiêu hóa người bệnh. Ảnh: BVCC.

Người phụ nữ 58 tuổi, ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng trong tình trạng đau bụng âm ỉ kéo dài, kèm sốt nhẹ và buồn nôn.

Qua thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm phúc mạc nghi do viêm ruột thừa và chỉ định phẫu thuật nội soi khẩn cấp.

Trong quá trình can thiệp, ê-kíp bất ngờ phát hiện một ổ giun kim ký sinh ở vùng ruột thừa và quanh hậu môn. Sự hiện diện của ký sinh trùng tại đây đã gây viêm, dẫn đến biến chứng phúc mạc.

Các bác sĩ ngay lập tức tiến hành cắt bỏ ruột thừa, làm sạch ổ bụng và xử lý tổn thương để ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng. Bệnh nhân hiện được điều trị tích cực bằng kháng sinh, thuốc tẩy giun và theo dõi sát sau mổ.

Giun kim là loại ký sinh trùng phổ biến, dễ lây lan qua đường tiêu hóa, đặc biệt ở những nơi điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo. Trứng giun có thể theo tay bẩn hoặc thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm xâm nhập vào cơ thể, sau đó phát triển ở ruột già.

Trong một số trường hợp, giun có thể chui vào ruột thừa, gây tắc nghẽn và viêm cấp tính. Viêm ruột thừa do giun ký sinh thường diễn tiến nhanh, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến viêm phúc mạc, đe dọa tính mạng người bệnh.

Một số dấu hiệu cảnh báo viêm ruột thừa bao gồm đau âm ỉ quanh rốn, sau đó chuyển sang hố chậu phải; sốt nhẹ, buồn nôn, chán ăn; đau tăng khi ho, đi lại hoặc ấn vào vùng bụng. Trường hợp nhiễm giun kim còn có biểu hiện đặc trưng là ngứa hậu môn về đêm.

Để phòng ngừa các biến chứng do giun gây ra, người dân được khuyến cáo:

  • Tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần cho cả trẻ em và người lớn
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Ăn chín, uống sôi, rửa kỹ rau sống và trái cây
  • Khi có biểu hiện đau bụng kéo dài, sốt, buồn nôn… cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám kịp thời, tránh tự điều trị tại nhà

Trong cuốn sách Sống khỏe mạnh không phụ thuộc vào thuốc, giáo sư Ryoko Chiba cho rằng nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc trong cuộc sống thường ngày chính là “ngắn và cụ thể”. Khi nào bị bệnh thì uống thuốc. Hết bệnh thì nhanh chóng ngừng thuốc. Tuy nhiên, nếu chỉ thay đổi mỗi cách sử dụng thuốc thì chúng ta không thể khỏe mạnh lên. Để thật sự khỏe mạnh, mỗi chúng ta cũng cần thay đổi cả thói quen sống và cách suy nghĩ của mình.

Điều gì xảy ra khi ngày nào cũng ăn thịt?

Thịt chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như protein, sắt, kẽm, vitamin B. Tuy nhiên, việc ăn nhiều hàng ngày sẽ gây ra một số tác động tiềm ẩn.

Kỳ Duyên

Bạn có thể quan tâm