Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giun nổi ngoằn ngoèo dưới da người đàn ông

Người đàn ông 47 tuổi có thói quen ăn các món tươi sống như gỏi cá, đồ tái và thường xuyên uống nước khe suối trong quá trình đi khai thác gỗ.

Giun bò ngoằn ngoèo dưới da bệnh nhân.

Ngày 9/5, các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Yên Lập (Phú Thọ) cho biết đã tiếp nhận một trường hợp mắc bệnh giun rồng tại địa phương. Đây là căn bệnh ký sinh hiếm gặp tại Việt Nam.

Bệnh nhân là ông T.N.T. (47 tuổi, trú tại Khu Móc Thiều, xã Thượng Long, huyện Yên Lập). Hiện ông T. được theo dõi và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.

Trước khi nhập viện, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng lạ với một nốt sẩn màu hồng nhạt kèm cảm giác rát ở vùng hông trái. Năm ngày sau, tại vùng gối trái của người đàn ông này bắt đầu nổi lên một đường ngoằn ngoèo dài khoảng 5-6 cm dưới da, đi kèm cảm giác ngứa từng cơn. Dù da khô, không có hiện tượng chảy dịch hay mưng mủ, biểu hiện này khiến bệnh nhân lo lắng.

Qua khai thác tiền sử, các bác sĩ ghi nhận bệnh nhân có thói quen ăn các món tươi sống như gỏi cá, đồ tái và thường xuyên uống nước khe suối trong quá trình đi khai thác gỗ.

giun rong anh 1
Việc điều trị chủ yếu chờ giun chui ra khỏi da và lấy từ từ.

Theo PGS.TS Đỗ Trung Dũng, Trưởng khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, giun rồng có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa khi con người ăn thực phẩm sống hoặc uống phải nước nhiễm ấu trùng, thường có trong cá, ếch, nhái hoặc tôm từ môi trường nước bẩn. Sau khi vào cơ thể, ấu trùng âm thầm phát triển trong khoảng 10-12 tháng trước khi gây ra các triệu chứng.

Ban đầu, người bệnh có thể bị sốt nhẹ, ngứa, buồn nôn và tiêu chảy. Khi giun cái trưởng thành, chúng di chuyển dưới da, gây sưng đỏ, đau nhức và hình thành các vết sẩn ngoằn ngoèo, khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu và đau đớn.

Vị chuyên gia nhấn mạnh hiện chưa có biện pháp xét nghiệm phát hiện, thuốc điều trị và vaccine phòng giun rồng. Việc điều trị chủ yếu chờ giun chui ra khỏi da và lấy từ từ.

"Một con giun rồng dài từ 70 cm đến 1,2 m, việc chờ giun chui ra có thể vài ngày hoặc cả tháng", PGS Dũng nhấn mạnh.

Để phòng tránh giun rồng và các bệnh ký sinh trùng nguy hiểm khác, PGS Dũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ăn chín, uống sôi, giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống.

Ông khuyến cáo người dân cần thường xuyên dọn dẹp, xử lý chất thải hợp lý, không dùng phân tươi bón rau hay nuôi gia súc thả rông trong khu dân cư. Ngoài ra, chúng ta cần tích cực diệt ruồi, nhặng, gián - những trung gian truyền bệnh nguy hiểm, giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm từ ký sinh trùng.

Nhớ sống hạnh phúc nhé!

Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.

Lòng xe điếu ngon, vì sao lại thành món đặc sản tai tiếng?

Cách quảng bá phô trương trên mạng xã hội đã khiến lòng xe điếu - vốn là một món ăn ngon - thành tâm điểm tranh cãi.

Một thói quen phổ biến khiến miễn dịch suy yếu

Thức khuya, ngủ không đủ giấc có thể làm suy giảm chức năng miễn dịch, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác nhau.

Sau 2 năm bị mèo cắn, người phụ nữ mất mạng

Người phụ nữ đột ngột có biểu hiện buồn nôn, đau vùng thượng vị. Ba ngày sau, bà bắt đầu sốt cao, mệt mỏi, sợ nước rồi qua đời.

Phương Anh

Ảnh: BVCC.

Bạn có thể quan tâm