Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giúp con không ghiền Facebook

Nhiều phụ huynh lo lắng và chia sẻ câu chuyện của con mình cùng các giải pháp giúp trẻ bớt lệ thuộc vào Facebook.

Chị N.T.H. (phụ huynh một học sinh lớp 12 ở huyện Cam Lộ, Quảng Trị):

Phải cứng rắn với con

5 năm trước, tôi đã một lần cắt Internet khi phát hiện con gái thường xuyên lên Yahoo nói chuyện với người bạn trai hơn cháu 2 tuổi. Khi đó, con tôi mới học lớp 8 nhưng những xưng hô trong các cuộc hội thoại còn lưu lại trên máy tính quá thân mật làm tôi cũng “nóng mặt” khi đọc.

Sau đợt đó, tôi cấm cháu không được dùng điện thoại, mạng Internet và quản lý thời gian đi học của cháu sâu sát từng ngày. Những biện pháp của tôi đã có tác dụng khi cháu học hành tiến bộ hơn và không còn lén lút bật máy tính khi hai vợ chồng đi vắng.

Một nhóm bạn trẻ ngồi chơi tại công viên 30-4 chiều 19-10, và ai cũng cắm cúi vào Facebook.
Một nhóm bạn trẻ ngồi chơi tại công viên 30-4 chiều 19,10 và ai cũng cắm cúi vào Facebook.

Nếu Facebook là trường, bạn có là học sinh xuất sắc?

“Có người nói nếu Facebook là trường học thì em sẽ là học sinh xuất sắc. Không cần đi học, suốt ngày đăng tải (hình ảnh, trạng thái) lên Facebook là thành học sinh xuất sắc".

Nhưng đến năm lớp 10, khi cháu vào trường mới và chúng tôi mua điện thoại để cháu tiện liên lạc với bạn bè thì cũng là lúc cháu “đâm đầu” vào Facebook. Hằng ngày, cứ đi học về đến nhà cháu lại khóa trái cửa phòng với lý do học bài. Tôi cứ tưởng con học bài thật cho đến khi nghe bạn trong lớp của cháu nói lại là con tôi thường xuyên lên mạng vào ban đêm và còn làm “vợ” trên Facebook.

Chúng tôi lập tức tạo tài khoản để tìm hiểu mới tá hỏa khi biết cháu để trạng thái “đã kết hôn” và xưng “vk”, “ck” (cách xưng hô vợ, chồng của giới trẻ) với một bạn nam cùng lớp. Lần mò album ản, chúng tôi hốt hoảng khi cháu còn có cả những tấm ảnh chụp chung với bạn nam kia trong quán cà phê, ở những địa điểm vắng người...

Dù rất giận nhưng hai vợ chồng chưa nói với con liền mà bàn bạc thật kỹ để “nhổ cỏ tận gốc” mà không ảnh hưởng đến tâm lý của con. Chúng tôi không bắt con khóa Facebook mà chỉ yêu cầu con xóa hết ảnh yêu đương và không được chia sẻ hình ảnh riêng tư lên mạng nữa. Con gái đã nghe lời nhưng đồng thời con cũng chặn luôn Facebook của tôi nên tôi phải dùng biện pháp mạnh hơn là yêu cầu con khóa, xóa ứng dụng này trên điện thoại và không được đăng ký sử dụng 3G trên điện thoại.

Những biện pháp “rắn” như vậy đã có tác dụng bởi sau ba tháng kèm cặp cháu không những bỏ hẳn Facebook mà còn tu chí để năm nay thi đại học.

Chị Lê Thị Hiền  (phụ huynh của một học sinh lớp 7 ở Q.Phú Nhuận, TP HCM):

Không cấm nhưng sử dụng chừng mực

Con gái của tôi đã biết sử dụng FB từ năm học lớp 5. Ban đầu cháu chỉ sử dụng FB để được gắn thẻ ảnh chụp chung gia đình mỗi khi cả nhà đi chơi, đi du lịch. Nhưng thời gian gần đây, tôi phát hiện cháu thường xuyên vào FB nhắn tin với các bạn trong lớp, nói rất nhiều chuyện từ học hành đến giới tính nên tôi phải âm thầm theo sát “nhất cử nhất động” của con.

Cháu nhà tôi cũng biết tôi theo dõi FB của cháu nên đã lẳng lặng lập nên hai tài khoản FB, một cái để kết bạn với cha mẹ và thầy cô, cái còn lại là FB “bí mật” của các cháu để sử dụng hằng ngày.

Điều khiến tôi cảm thấy lo lắng chính là các cháu sử dụng FB để trao đổi bài tập cho nhau hằng ngày. Tôi thấy cứ một học sinh giải được bài tập là đăng lên nhóm chat trên FB rồi các bạn khác tải về chép theo vào vở bài tập. Tôi đã báo động chuyện này đến các vị phụ huynh khác để các gia đình cùng nhau giáo dục con.

Quan điểm của tôi là gia đình không thể cấm cháu sử dụng FB mà chỉ cho cháu sử dụng có chừng mực. Theo tôi, gia đình nên giáo dục cháu bằng cách luôn gần gũi con, dặn dò con không được đăng hình ảnh riêng tư và tuyệt đối không được nói chuyện, kết bạn với người lạ.

18 tuổi mới được sử dụng Facebook

Tôi có người chị sang Thụy Sĩ lập gia đình và sinh sống. Chị có ba con gái rất xinh đẹp và ngoan ngoãn. Trong chuyến về VN thăm quê vừa rồi, ba cô con gái của chị, lớn nhất 17 tuổi, nhỏ nhất 12 tuổi, nhanh chóng chiếm cảm tình của bà con, họ hàng vì sự xinh xắn và hòa đồng.

Trong những ngày ở VN, điều làm tôi khá bất ngờ là các cháu đều không được sử dụng Facebook. Theo chị gái tôi, các cháu không được dùng cho đến năm 18 tuổi, đó là quy định trong gia đình dù cả ba đều có smartphone. Chính vợ chồng chị kiểm soát điều đó, và quan trọng hơn chị muốn các cháu tự giác và nhận thức là không được chơi cho đến năm 18 tuổi.

Con gái đầu của chị tâm sự với tôi: “Mẹ không cho dùng Facebook vì sợ tốn nhiều thời gian và có nhiều người không tốt trên đó, cháu chỉ được sử dụng Instagram (một phần mềm chia sẻ ảnh miễn phí) để kết nối bạn bè nhưng danh sách bạn cũng được mẹ kiểm soát”.

Điều này nghe có vẻ xa lạ với nhiều gia đình VN có con trong giai đoạn dậy thì, trưởng thành khi mà việc sử dụng hiện nay trong các gia đình tương đối cởi mở. Một gia đình bây giờ từ bố mẹ, con cháu, ông bà có tài khoản được cho là hợp thời, năng động, tiến bộ.

Một người bạn tôi có con vừa bước vào lớp 6 sở hữu một tài khoản Facebook và cũng nằm trong danh sách bạn bè của cô. “Vậy bạn có password (mật mã tài khoản) hay kiểm soát nội dung con đưa lên Facebook không?”, tôi hỏi. Cô bạn tôi nói: “Làm sao có password được, con biết là đổi ngay. Chỉ hi vọng con tự ý thức thôi”.

Chúng ta không phủ nhận những điều tích cực Facebook đem lại nhưng để trẻ ghiền, có lỗi rất lớn của gia đình. Bên cạnh dạy con học chữ, chăm sóc con bữa cơm thì phụ huynh cũng cần có những quy định, “luật” riêng của gia đình như quy định 18 tuổi mới được sử dụng Facebook như gia đình chị tôi chẳng hạn. Cắt thời gian Facebook, trẻ có thể tập trung học tốt hơn, có thời gian để đọc sách, chơi với bạn bè bên ngoài, giao tiếp cởi mở với mọi người xung quanh hơn. Rõ ràng những cái lợi đó tốt cho trẻ rất nhiều.

* Ông Hoàng Lê Trung
(Gò Vấp, TP HCM):

Hướng con vào các hoạt động khác

Tôi biết con trai cả ngày lên Facebook nhưng không biết lên vì mục đích gì, la rầy thì cháu phản ứng nên tôi không la nữa. Tôi động viên cháu lên có chừng mực, vừa phải, khi nào thời gian rảnh rỗi và thích hợp. Bên cạnh đó, tôi thường dẫn cháu đi chơi, đi tập thể thao, tập thể lực… Thời gian sau, tôi thấy cháu tiến triển tốt, không còn lên thường xuyên mà ngày càng tập trung vào việc học, thời gian rảnh cháu thường kêu tôi chở đi câu cá hay đi tập thể dục.

Câu chuyện về tình mẫu tử lấy nước mắt dân mạng

Vì cãi nhau với mẹ, Ploy đã bỏ nhà ra đi. Khi nếm trải khó khăn của cuộc sống, cô mới thấu hiểu tình mẫu tử thiêng liêng đến nhường nào.

http://tuoitre.vn/tin/nhip-song-tre/20151020/giup-con-khong-ghien-facebook/987874.html

Theo Ngọc Hiền/Tuổi trẻ

Bạn có thể quan tâm