Theo số liệu của Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 2.770 trường hợp dương tính với adenovirus. Đáng chú ý, 830 trường hợp trong số này được xác định vào tuần qua.
Các bệnh nhân được phân bố tại toàn bộ 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận số ca nhiễm cao như Hà Đông (226), Hoàng Mai (224), Nam Từ Liêm (223), Đống Đa (208), Long Biên (206).
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội nhận định thời tiết Hà Nội đang bước vào thời điểm giao mùa thu - đông. Đây là điều kiện thuận lợi để adenovirus lây lan và phát triển.
Các bệnh nhi được chăm sóc tại bệnh viện trên địa bàn Hà Nội do nhiễm adenovirus. Ảnh: Quốc Toàn. |
Cơ quan này dự báo số ca nhiễm adenovirus có thể sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Tuần qua, CDC Hà Nội cũng đã tổ chức tập huấn về giám sát và phòng chống bệnh do adenovirus tại Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân.
Liên quan một bệnh truyền nhiễm khác đang được quan tâm thời gian gần đây là đậu mùa khỉ, CDC Hà Nội thông tin đến nay, Việt Nam mới chỉ ghi nhận một trường hợp mắc tại TP.HCM.
Bộ Y tế nhận định đây là trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguồn lây từ nước ngoài, các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân tại Việt Nam đều được giám sát, theo dõi theo quy định và chưa phát hiện trường hợp nghi nhiễm.
Tại Hà Nội, thành phố vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh. Tuy nhiên, ngành y tế cũng như cộng đồng vẫn cần tiếp tục tăng cường giám sát các trường hợp nghi ngờ theo định nghĩa ca bệnh.
Mặt khác, CDC Hà Nội vẫn đặt yêu cầu tăng cường kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu và cảng hàng không quốc tế Nội Bài, thông qua kiểm tra thân nhiệt, giám sát của kiểm dịch viên y tế hoặc nhận thông tin từ người nhập cảnh chủ động khai báo, nhất là các chuyến bay tới từ nước đang có dịch đậu mùa khỉ.
Việc này nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc, mắc bệnh, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp ngay từ đầu, không để dịch bệnh xâm nhập.
Với dịch bệnh tay chân miệng, trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận thêm 30 trường hợp mắc, giảm 7 trường hợp so với tuần trước đó. Cộng dồn năm 2022, thành phố đã có tổng cộng 1.520 ca, tăng gấp 7,4 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Các dịch bệnh khác như sởi, ho gà, não mô cầu không có thêm ca mắc mới trong tuần qua tại Hà Nội.
So với cùng kỳ năm ngoái, số ca mắc các bệnh lý kể trên đều có xu hướng giảm hoặc tương đương.
Xem Podcast tư vấn về adenovirus của bác sĩ Trương Hữu Khanh tại đây
Dịch Đậu mùa khỉ
WHO tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ban bố đợt bùng phát đậu mùa khỉ ở châu Phi là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu lần thứ 2 trong 2 năm.
Hàn Quốc xác nhận 3 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ
Đến nay, tổng số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận tại Hàn Quốc 16 trường hợp, đa số không có lịch sử du lịch nước ngoài.
Người nhiễm HIV có nguy cơ tử vong cao hơn khi mắc đậu mùa khỉ
Nghiên cứu cho biết nếu mắc bệnh đậu mùa khỉ, người nhiễm HIV sẽ hình thành các vết loét lớn khắp cơ thể và có nguy cơ tử vong lên đến 15%.
Bệnh lây qua đường tình dục bùng phát mạnh trên toàn cầu
Mặc cho tương tác xã hội bị giảm đi nhiều trong 3 năm đại dịch, các bệnh lây truyền qua đường tình dục vẫn gia tăng trên toàn thế giới.
WHO cảnh báo đậu mùa khỉ vẫn là căn bệnh gây nguy hiểm trên toàn cầu
Theo The Siasat Daily, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đợt bùng phát mạnh mẽ của bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế (PHEIC).