Nguyễn Minh Trí (huyện Thanh Oai, Hà Nội) và Nguyễn Mạnh Tiến (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) hiện công tác Đại đội 3, Phòng Cảnh sát Bảo vệ Mục tiêu (PK02), Công an TP Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp THPT năm học 2019-2020, cả hai quyết định đi nghĩa vụ. Năm nay, đôi bạn quyết tâm thi vào Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân 1.
“Trước đây, em cũng đã đỗ chuyên ngành Thanh tra của ĐH Nội vụ nhưng sau đó nghỉ và chọn đi nghĩa vụ với mong muốn thi vào ngành Công an nhân dân”, Mạnh Tiến chia sẻ.
Mạnh Tiến (phải) và Minh Trí(ở giữa). Ảnh: NVCC. |
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Minh Trí và Mạnh Tiến chọn tổ hợp C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý). Điểm thi xét tuyển của Trí đạt tổng 25,5 (Sử 10, Địa 9,5, Văn 6), còn Tiến là 26,75 (Sử 10, Địa 9,25, Văn 7,5).
Hai bạn cho hay trong thời gian ôn thi, họ chủ yếu tự ôn và học online. Việc học qua mạng giúp cả hai chủ động thời gian. “Em rất vui khi biết một số thầy cô giảng dạy trên mạng, qua đó được học những bài ý nghĩa, dễ hiểu”, Mạnh Tiến chia sẻ.
Trước đó, Trí đặt mục tiêu trên 27 điểm, nhưng kết quả thi chỉ đạt 25,5 điểm. Em có chút buồn và thất vọng về kết quả thi của bản thân. Tuy nhiên, em cũng rất hy vọng có thể trúng tuyển vào nguyện vọng mình đăng ký.
Để có được kết quả tốt môn Lịch sử trong kỳ thi vừa qua, hai chiến sĩ trẻ cho hay mỗi ngày, họ sắp xếp thời gian học các môn linh động để còn đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao. Riêng Lịch sử và Địa lý, hai bạn dành nhiều thời gian hơn, phần vì yêu thích, phần vì lượng kiến thức lý thuyết lớn.
Nguyễn Mạnh Tiến mơ ước được học tập tại trường Công an nhân dân. Ảnh: NVCC. |
Để đạt điểm 10 môn Sử, Mạnh Tiến cho rằng phải học thuộc căn bản, phân chia các mốc thời gian học từ cơ bản đến nâng cao, nắm chắc kiến thức nền rồi mới đến bước luyện đề.
Ở phần kiến thức nâng cao, khó hơn, họ vừa học lý thuyết, vừa thực hành trên câu hỏi trắc nghiệm bằng kỹ thuật khoanh khoanh, gạch gạch, mang lại kỹ năng phân tích hiệu quả. Phương pháp học “cuốn chiếu” trong ngày, cách học của họ không quá phức tạp nhưng bù lại sự chăm chỉ, cần cù, học bất kể thời gian.
Thời gian sinh hoạt, học tập của đôi bạn rất giống nhau. Khi được biết nguyện vọng muốn trở thành lính hình sự, chỉ huy đã tạo điều kiện để đôi bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ và thời gian học cùng nhau để đạt kết quả tốt nhất.
Do đặc thù công việc, thời gian học tập của 2 bạn không được phép gây tiếng ồn. "Việc tập luyện ở đơn vị thường xuyên thay đổi trong ngày, em không có thời gian biểu cụ thể, chủ yếu tranh thủ lúc nghỉ trưa hoặc sau ca gác đêm yên tĩnh, dễ học. Một ngày, em thường có 3-4 giờ để học thi”, Minh Trí tâm sự.
Với hai chiến sĩ trẻ, sự nỗ lực hình thành nên con người và phải không ngừng phấn đấu để đạt mục tiêu. Chia sẻ về dự định tương lai, Minh Trí và Mạnh Tiến cho biết họ sẽ cố gắng phấn đấu để được tiếp tục khoác lên mình màu áo xanh người lính, cống hiến và phục vụ Tổ quốc, nhân dân.
Cô Ngô Thị Lan Hương, giảng viên chính, Trưởng bộ môn Đường lối Cách mạng của Đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh, ĐH Sư phạm Hà Nội 2, giáo viên dạy online Minh Trí - Mạnh Tiến, nhận xét hai bạn là “học sinh lớp 13”, đang thực hiện nghĩa vụ nên thiệt thòi hơn vì lịch làm việc không cố định, thời gian học không nhiều. Cả hai chủ yếu học online (bổ trợ).
“Chăm học, hay hỏi là điều tôi thấy ở Minh Trí - Mạnh Tiến. Bên cạnh đó, dù các bạn học online, tôi cảm nhận được sự lễ phép, từ tốn của hai em. Điểm 10 môn Lịch sử là thành tích hoàn toàn xứng đáng với Trí và Tiến”, cô Hương chia sẻ.
Điểm thi THPT 2022
Nam sinh tốt nghiệp điểm cao nhất Bách khoa tự trách vì đỗ đại học
Là người duy nhất trong số 3 anh em trai được đi học đại học, thế nhưng, Dương nhiều lần tự trách vì bản thân mang thêm gánh nặng cho gia đình.
Hơn 11.500 thí sinh tranh suất sớm vào trường Sư phạm
Sáng 11/5, hơn 11.500 thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư phạm Hà Nội để tranh suất vào các trường Sư phạm trên cả nước.
Hơn 1 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024
Cả nước có 1.067.391 thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT, nhiều hơn năm 2023 khoảng 43.300 em.
Tỷ lệ chọi vào trường chuyên Hà Nội giảm mạnh, có lớp giảm hơn một nửa
Theo số liệu thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 công lập năm 2024 do Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố, tỷ lệ chọi vào 4 trường THPT chuyên và có lớp chuyên của thành phố giảm mạnh.
IDP lên tiếng vụ cấp 56.200 chứng chỉ IELTS không hợp lệ
Bộ GD&ĐT nói 56.200 chứng chỉ IELTS do IDP cấp không hợp lệ, song đơn vị này khẳng định số chứng chỉ này được 12.000 tổ chức trên toàn thế giới công nhận.