Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hai cựu công an tiếp tay vụ sửa điểm thi ở Sơn La ra sao?

Là người cầm chìa khóa, 2 cựu cán bộ công an tỉnh Hà Giang là Đỗ Khắc Hưng và Đinh Hải Sơn đã mở phòng để đồng phạm rút bài thi mang về nhà sửa.

Cựu Phó giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La phủ nhận việc tiêu hủy chứng cứ Bị cáo Trần Xuân Yến phủ nhận việc yêu cầu chuyên viên Sở GD&ĐT Sơn La xóa dữ liệu trên máy tính khi biết tin Bộ GD&ĐT sẽ vào cuộc thanh tra.

Sáng 16/10, TAND tỉnh Sơn La tiếp tục thẩm vấn 8 bị cáo để làm rõ vai trò từng người trong việc nâng điểm cho 44 thí sinh tại kỳ thi THPT năm 2018.

Lời khai cấp dưới cho thấy ông Trần Xuân Yến (cựu Phó giám đốc Sở GĐ&DT Sơn La) giữ vai trò chủ chốt trong vụ bế bối thi cử. Tuy nhiên khi được hỏi, bị cáo khẳng định nội dung cáo trạng cũng như lời khai của đồng phạm có nhiều điểm chưa đúng.

Đỗ Khắc Hưng và  Đinh Hải Sơn có vai trò gì?

Bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên phòng khảo thí) khai trước khi kỳ thi diễn ra, ông Yến đã hỏi về cách nâng điểm bài thi trắc nghiệm. Từng tham gia tổ chức các kỳ thi trước đó, bà Nga nói chỉ có cách sửa đáp án rồi quét lại trên máy tính thì mới can thiệp được vào kết quả.

Bà Nga là người chuẩn bị bút chì, đáp án để tô lại phiếu thi trắc nghiệm. Tối 29/6, với sự giúp sức của bị cáo Đỗ Khắc Hưng (cựu cán bộ công an tỉnh), bà Nga và đồng phạm đã mở cửa phòng để rút bài thi mang về nhà Đặng Hữu Thủy để sửa.

bac loi khai cua cap duoi anh 1
Bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga. Ảnh: Hoàng Đông.

Ngày hôm sau, bà Nga tiếp tục quay lại lấy bài thi của các thí sinh khác nhưng không gặp ông Hưng. Một lúc sau, nữ chuyên viên phòng khảo thí thấy Đinh Hải Sơn (cựu cán bộ công an) và Trưởng phòng khảo thí Lò Văn Huynh vẫy vào. Ông Sơn đưa chìa khóa phòng để các bị cáo lên rút bài thi, mang về sửa.

Đêm hôm đó, ông Huynh lấy ôtô đưa bà Nga và đồng phạm quay lại trường. Trên đường đi, Lò Văn Huynh bảo Đinh Hải Sơn mở sẵn cửa cầu thang tầng 1 để nhóm của bà Nga mang bài thi trả lại chỗ cũ.

Các bị cáo không niêm phong bài thi sau khi chấm. Ngày 4/7, khi sửa xong điểm theo danh sách, họ mới niêm phong. Biên bản hôm đó được lập khống, thể hiện đã niêm phong toàn bộ bài thi ngay khi quét đáp án.

Theo Nguyễn Thị Hồng Nga, khi thanh tra Bộ GG&ĐT kiểm tra, ông Yến gọi bị cáo đến nhà nói rằng dữ liệu trong thùng rác vẫn có thể khôi phục. Cựu phó giám đốc sở cho bà Nga xem phần mềm trên mạng và yêu cầu tải về để xóa dấu vết. Để tránh mất dữ liệu, các bị cáo đã in ra đĩa 16 CD để giao cho ông Yến trước khi xóa sạch máy tính.

Giống như khai nhận hôm trước, Nguyễn Thị Hồng Nga nói do cả nể khi nghĩ đến quan hệ cấp trên, cấp dưới nên sửa điểm theo danh sách được cung cấp. “Không ai hăm dọa bị cáo cả nhưng cấp trên đã đưa thì bị cáo không làm cũng không được”.

Về việc nhận hơn một tỷ đồng sau khi sửa điểm, bà Nga khẳng định gia đình thí sinh tự cám ơn, hai bên không thỏa thuận về vật chất. “Biết là sai nhưng thời buổi thế này, bị cáo thấy quá vất vả nên tặc lưỡi nhận”, nữ bị cáo khai.

Cựu phó giám đốc sở bác lời khai của cấp dưới

Để làm xác nhận tình tiết lập biên bản hợp thức hôm 4/7/2018, chủ tọa xét hỏi bị cáo Cầm Thị Bun Sọn (Phó trưởng Phòng chính trị - tư tưởng Sở GD&ĐT) và cựu cán bộ công an Đỗ Khắc Hưng. Cả hai người này thừa nhận nội dung biên bản không đúng sự thật. Ông Hưng khẳng định Trần Xuân Yến đã gọi tất cả người liên quan đến lập lại biên bản hợp thức.

Tuy nhiên, cựu Phó giám đốc Sở GĐ&ĐT Sơn La bác bỏ lời khai trên và nhiều nội dung các bị cáo khác khai trước tòa. Ông Yến cũng không nhất trí cáo buộc của cơ quan tố tụng cáo về trách nhiệm, hành vi đã nêu trong cáo trạng.

bac loi khai cua cap duoi anh 2
 Cựu cán bộ công an Đỗ Khắc Hưng. Ảnh: Hoàng Đông.

Giữ vai trò tổ trưởng tổ xử lý bài thi trắc nghiệm nhưng bị cáo khẳng định không có trách nhiệm giám sát các thành viên cũng như chịu trách nhiệm về kết quả chấm thi. Ông Yến nói trước đó đã phân công công việc cho từng thành viên theo quy chế của bộ. Còn việc giám sát do thanh tra và lực lượng an ninh đảm nhiệm.

Cựu phó giám đốc sở cũng khai không nhờ nâng điểm cho 13 thí sinh như cáo trạng quy kết. Bị cáo chỉ nhờ xem trước điểm và không đồng thuận, không cho phép các bị cáo khác sửa bài thi. Ngoài ra, ông Yến cũng phủ nhận việc chỉ đạo bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga xóa dữ kiệu trên máy tính.

Theo lời khai, chiều 30/6/2018, ông Trần Xuân Yến khai chiều đưa cho bà Nga danh sách 13 thí sinh do ông Hoàng Tiến Đức (cựu giám đốc sở), Nguyễn Ngọc Hà (trưởng phòng giáo dục trung học) và một số người khác chuyển đến để nhờ xem điểm. Tuy nhiên, sau đó, bị cáo không nhận được thông tin điểm số từ bà Nga.

Bị cáo nhận thức ngày 11/7 Bộ GĐ&ĐT sẽ công bố điểm thi. Biết lịch như vậy còn xem trước để làm gì? Trả lời chủ tọa, ông Yến khai “do nể nang thủ trưởng và đồng nghiệp nhờ nên chuyển cho Nga. Mong muốn của gia đình là biết điểm sớm.”

bac loi khai cua cap duoi anh 3
Bị cáo Trần Xuân Yến, cựu Phó giám đốc Sở GĐ&ĐT Sơn La. Ảnh: Hoàng Đông.

Về việc niêm phong bài thi, ông Yến giải thích sau khi quét, phiếu trả lời được niêm phong theo lô để bảo quản, có công an giám sát. Cựu phó giám đốc Sở GĐ&ĐT Sơn La cho rằng việc không lập biên bản ngay khi mở túi bài thi mà phải tới 4/7/2018 mới lập là thiếu sót của tổ chấm thi. Có thể các bị cáo khác không nhớ quy định này hoặc thông đồng với nhau từ trước.

Ông Trần Xuân Yến cũng dành nhiều thời gian giải thích việc không chỉ đạo cấp dưới tiêu hủy chứng cứ. Bị cáo nói chiều 18/7, khi nghe tin có đoàn công tác của Bộ GD&ĐT lên Sơn La kiểm tra, ông Yến đã gọi Nga đến nhà yêu cầu rà soát quy trình chấm thi và in dữ liệu ra đĩa để bảo quản phòng khi máy móc bị hỏng hoặc virus làm mất dữ liệu.

Việc lưu trữ này có được phép? Bị cáo đáp rằng việc sao chép diễn ra 1 tuần sau khi Bộ GD&ĐT công bố điểm thi. Nghĩ tài liệu không còn mật nên ông Yến chỉ đạo cấp dưới “bảo vệ dữ liệu”.

Ngày 19/7, cựu phó giám đốc sở nhận được túi đĩa này nhưng không rõ số lượng, nội dung bên trong. Một ngày sau, khi Bộ GD&ĐT kiểm tra thấy dữ liệu còn nguyên vẹn nên ông Yến mang lô đĩa ra nghĩa trang tiêu hủy.

“Nếu thất lạc ra không tốt. Tài liệu đã giải mất và công bố công khai rồi nên tôi hủy”, bị cáo Trần Xuân Yến khai và khẳng định không được hưởng lợi vật chất từ việc nhờ xem điểm thi.

Vì sao khi điều tra, bị cáo thừa nhận nhờ nâng điểm nhưng sau đó thay đổi lời khai? Bị cáo Trần Xuân Yến nói ngay từ đầu, ông khai chỉ nhờ cấp dưới xem điểm cho 13 thí sinh nhưng biên bản hỏi cung lại ghi là nâng điểm. Sau đó, kiểm sát viên chứng kiến việc xét hỏi đã yêu cầu điều tra viên ghi đúng lời khai bị cáo.

VKSND cáo buộc 8 bị cáo Trần Xuân Yến (cựu Phó giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La), Lò Văn Huynh (Trưởng phòng khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục), Cầm Thị Bun Sọn (Phó trưởng Phòng chính trị - tư tưởng Sở GD&ĐT), Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên Phòng khảo thí), Đặng Văn Thủy (Phó hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu), Nguyễn Thanh Nhàn (Phó trưởng Phòng khảo thí), Đinh Hải Sơn và Đỗ Khắc Hưng (cùng là cán bộ công an tỉnh) cấu kết sửa bài thi, nâng điểm cho 44 thí sinh.

Quá trình điều tra, bà Nga khai đã nhận hơn một tỷ đồng, Cầm Thị Bun Sọn nhận 440 triệu đồng, Lò Văn Huynh khai cầm một tỷ đồng nâng điểm cho 2 trường hợp và Đặng Văn Thủy khai nhận 500 triệu đồng.

Bị cáo kể việc nâng điểm thi ở Sơn La được cám ơn tiền tỷ

Khi Bộ GĐ&ĐT công bố điểm thi, ông Diện đã đưa hơn một tỷ đồng cho Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên Phòng khảo thí thuộc Sở GĐ&ĐT Sơn La) tại nhà riêng để cám ơn.

Hoàng Đông - Bá Chiêm

Bạn có thể quan tâm