Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hai người phụ nữ mắc ung thư, hai số phận khác biệt

Cùng mắc ung thư vú, do phát hiện sớm, chị Hà vẫn sống khỏe mạnh trong 11 năm qua, nhưng một người phụ nữ khác lại không may mắn như vậy vì phát hiện ở giai đoạn quá muộn.

Năm 24 tuổi, chị Hà thấy ngực mình có những khối u nhỏ, chị đi kiểm tra và phát hiện mình bị ung thư vú giai đoạn 2. Đây là giai đoạn không phải tốt nhất nhưng cũng vẫn kịp để áp dụng các phương pháp điều trị. Nhờ vậy, đã 11 năm trôi qua, chị Hà vẫn sống khỏe mạnh, làm việc bình thường, thậm chí sinh một cậu con trai thông minh, lanh lợi.

Cũng bị ung thư vú, nhưng một bệnh nhân khác phát hiện ra bệnh ở giai đoạn quá muộn, khối u đã di căn vào hạch nách, xâm lấn vào xương, tràn dịch màng phổi. Mọi phương pháp điều trị gần như vô ích, sức khỏe của bà xuống dốc không ngừng.

Giáo sư, tiến sĩ Mai Trọng Khoa, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đối với các trường hợp phát hiện muộn, chúng ta phải sử dụng rất nhiều các phương pháp phối hợp, đồng thời chi phí tốn kém hơn và hiệu quả điều trị không cao, thậm chí bệnh nhân vẫn có thể tử vong.

Một điều báo động ở Việt Nam là số người mắc ung thư mới không ngừng tăng và số người tử vong cũng rất lớn. Hầu như bệnh nhân không qua khỏi bởi hơn 70% người bệnh phát hiện ra khi ở giai đoạn quá muộn.

Trong chiến dịch phát hiện sớm ung thư vừa được tổ chức ở Bệnh viện Bạch Mai, 5 người đã phát hiện bị bệnh dù đang cảm thấy cơ thể rất khỏe mạnh. Tuy nhiên, họ không phải sợ hãi vì phát hiện sớm, khả năng sống trên 5 năm của bệnh nhân là 99%.

Hai người phụ nữ mắc ung thư, hai số phận khác biệt Cùng mắc ung thư vú, do phát hiện sớm, chị Hà vẫn sống khỏe mạnh trong 11 năm qua, nhưng một người phụ nữ khác lại không may mắn như vậy vì phát hiện ở giai đoạn muộn.

Phương Mai (nguồn VTV)

Clip: Phan Anh

Bạn có thể quan tâm