Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hai nhà leo núi Nhật rơi từ độ cao 7.500 m

Hai vận động viên leo núi chuyên nghiệp của Nhật Bản đã rơi từ độ cao 7.500 m và bất tỉnh, các cơ quan chức năng đang tìm mọi cách giải cứu nạn nhân.

Hai nhà leo núi kỳ cựu Kenro Nakajima (trái) và Kazuya Hiraide đang cố gắng leo lên đỉnh K2 của Pakistan thì bị rơi từ độ cao 7.500 m. Ảnh: Instagram.

Ngày 28/7, các quan chức địa phương cho biết hai nhà leo núi nổi tiếng của Nhật Bản đã rơi khỏi đỉnh K2 của Pakistan. Một đội cứu hộ bằng trực thăng đã được huy động nhưng hai nạn nhân vẫn chưa được giải cứu.

Hai nhà leo núi kỳ cựu là Kazuya Hiraide và Kenro Nakajima. Theo các quan chức địa phương, cả hai đang cố gắng leo lên núi K2 - ngọn núi cao thứ hai thế giới - từ mặt phía Tây. Đây là khu vực khá nguy hiểm khi có độ dốc thẳng đứng và đá nhọn.

Cả hai đã leo núi theo “phong cách chuyên nghiệp”, nghĩa là cố gắng trèo lên càng nhanh càng tốt trong khi trang bị rất ít dây bảo hộ. Và họ rơi từ độ cao 7.500 m, theo Karrar Haidri - thư ký Câu lạc bộ leo núi Alpine của Pakistan (ACP).

“Một đội cứu hộ bằng trực thăng đã được điều động để cứu hai nạn nhân. Tuy nhiên cuộc giải cứu đã thất bại vì không có điểm hạ cánh phù hợp”, ông Wali Ullah Falahi, địa diện quận Shigar - nơi ngọn núi K2 tọa lạc, cho biết.

“Sau khi kiểm tra, chúng tôi đã xác định vị trí của hai nạn nhân. Họ đang bất tỉnh”, ông Falahi nói. “Trực thăng không thể hỗ trợ họ nên phải quay về sau đó”.

Ishii Sports - thương hiệu phụ kiện thể thao đã tài trợ cho hai vận động viên leo núi - cho biết độ cao và dốc của khu vực phía Tây núi K2 là lý do khiến cuộc giải cứu thất bại.

“Phi công cho biết anh có thể nhìn thấy hai người đàn ông nhưng không rõ tình trạng sức khỏe của họ. Chúng tôi đang tìm cách khác để hỗ trợ”, đại diện công ty khẳng định trong một tuyên bố.

Theo Straits Times, các cuộc giải cứu tại đỉnh núi K2 thường có rủi ro cực cao và hiếm khi thành công. Khu vực sườn núi phía Tây của đỉnh K2 lại thẳng đứng và có nhiều đá nhọn nên tỷ lệ thất bại còn cao hơn. Trong lịch sử, chỉ có vụ giải cứu một đội leo núi người Nga vào năm 2007 là thành công.

ACP cho biết Hiraide và Nakajima là hai vận động viên “xuất sắc” trong giới leo núi quốc tế khi liên tiếp giành chiến thắng tại giải Piolets d’Or - một cuộc thi được xem là “giải Oscars của những người leo núi”.

“Hai vận động viên đã có kế hoạch kỹ lưỡng và được huấn luyện đầy đủ để leo núi K2. Chúng tôi muốn nhấn mạnh tinh thần vượt qua giới hạn của họ khi dám leo lên ngọn núi cao thứ hai thế giới”, ACP chia sẻ.

Trong mùa hè này, cũng có ba nhà leo núi người Nhật khác thiệt mạng tại Pakistan. Họ qua đời khi đang leo lên ngọn núi Spantik cao 7.027 m ở vùng Gilgit Baltistan.

Pakistan là quốc gia có đến 5 trong 14 ngọn núi cao trên 8.000 m của thế giới. Đỉnh K2 được xem là khó leo hơn cả Everest, ngọn núi cao nhất thế giới. Do đó, nó được mệnh danh là “núi man rợ”.

Vị trí của cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới

Theo sách Bản đồ thế giới cà phê của James Hoffmann, sản lượng cà phê lớn ở Việt Nam từ thập niên 1990 đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành công nghiệp cà phê toàn cầu. Năm 1990, hàng loạt công ty mới được thành lập ở Việt Nam, trong đó có nhiều công ty tập trung sản xuất cà phê trên quy mô lớn. Sản lượng cà phê Việt Nam tăng gấp đôi trong giai đoạn 1996-2000, tác động lớn đến giá cà phê thế giới. Đến nay, Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Dù vậy, tác giả James Hoffmann cho rằng chất không đi với lượng ở thị trường tiềm năng này.

Đông Tùng

Theo Straits Times

Bạn có thể quan tâm