Những căn hộ dưới lòng đất trở nên nổi tiếng thông qua phim "Ký sinh trùng". Ảnh: CJ E&M. |
Hôm 22/2, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc đã công bố kế hoạch cải thiện khả năng ứng phó với thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu, theo Korea JoongAng Daily.
Banjiha, những căn hộ chật chội dưới lòng đất quen thuộc với khán giả qua bộ phim từng đoạt giải Oscar Ký sinh trùng (Parasite), là một trong những chủ đề được chú ý trong báo cáo kế hoạch.
Luật xây dựng, nếu được sửa đổi theo quy hoạch của chính phủ, sẽ không cho phép xây dựng thêm các căn hộ ngầm, nhà bán hầm, trừ những trường hợp đặc biệt được chính quyền quận chấp thuận như trong các tòa nhà có nguy cơ ngập lụt thấp hoặc được xây dựng trên sườn dốc.
Bộ thông báo rằng chính phủ sẽ dần dần thực hiện chính sách này, xét đến thực tế là một số hộ gia đình có thu nhập thấp đang không có lựa chọn cư trú nào khác.
Các căn hộ ngầm và bán hầm hiện có sẽ được chính phủ mua lại và tu sửa, để biến các không gian này thành cơ sở cộng đồng.
Hàng nghìn người đang sống trong nhà hầm ở Hàn Quốc. Ảnh: BBC. |
Ở Hàn Quốc, khoảng 348.000 hộ gia đình sống trên hoặc dưới tầng bán hầm ở khu vực đô thị tính đến năm 2022. Khoảng 900 hộ gia đình bị ngập lụt và 14 người thiệt mạng khi Seoul hứng chịu trận mưa lớn nhất trong lịch sử vào tháng 8 năm ngoái.
Banjiha nổi lên vào những năm 1970, khi chính phủ Hàn Quốc thúc đẩy các nhà phát triển xây dựng một phần không gian tầng hầm để hoạt động như boongke, trong trường hợp bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.
Chuyên gia về nhà ở Park Mi-sun thuộc viện nghiên cứu định cư Hàn Quốc cho biết: "Banjiha không dành cho các khu dân cư. Nhưng sau khi đất nước phát triển nhanh chóng, được thúc đẩy bởi quá trình công nghiệp hóa, nhiều người đã chuyển từ các vùng nông thôn ra thành thị - đặc biệt là Seoul, nơi có nhiều cơ hội hơn. Họ cần nhà ở. Banjiha đóng vai trò là nhà ở giá rẻ cho những người có thu nhập thấp".
Trong thời kỳ bùng nổ bất động sản của Seoul, nhiều công trình kiến trúc cũ có banjiha đã bị phá bỏ và thay thế bằng các chung cư cao tầng.
Nhưng kiểu nhà này vẫn còn phổ biến ở một số khu vực nghèo hơn, trở thành biểu tượng của sự bất bình đẳng tràn lan ở một trong những thành phố giàu có nhất thế giới.
Banjiha trở nên nổi tiếng, được truyền thông quốc tế chú ý khi bộ phim Ký Sinh Trùng ra rạp vào năm 2019. Bộ phim từng đoạt giải Oscar mô tả một gia đình nghèo tìm cách mưu sinh và thoát khỏi căn nhà bán hầm của mình.
'Giải oan' cho Gen Z
Tác giả của cuốn sách "Gen Z, Explained: The Art of Living in a Digital Age" (tạm dịch: Giải mã Gen Z: Nghệ thuật sống trong kỷ nguyên số) tin rằng đây là thế hệ lạc quan, có suy nghĩ nghiêm túc dù là người đang đi học, đi làm hay đã có gia đình. Nhóm tác giả cũng bác bỏ tuyên bố rằng thế hệ Z đang trưởng thành quá chậm hoặc thiếu kỹ năng tư duy phản biện. Họ nhận thấy thế hệ này đang phải chịu quá nhiều phán xét tiêu cực.