Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hàng loạt video về ung thư trên YouTube gây hiểu lầm

Nghiên cứu của một nhóm từ Bệnh viện Sejong thuộc Đại học Quốc gia Chungnam (Hàn Quốc) cho thấy khoảng 30% video về bệnh ung thư trên YouTube chứa thông tin sai lệch.

Thông tin sai lệch xuất hiện đầy rẫy trên YouTube nhưng không được kiểm soát tốt. Ảnh: Shutterstock.

Cụ thể, nhóm đã khảo sát 702 video từ 227 kênh YouTube dùng thử fenbendazole, một loại thuốc tẩy giun cho chó, như một loại thuốc thay thế điều trị bệnh ung thư, trong đó có 210 video (29,9%) chứa thông tin sai lệch, Korea Bizwire đưa tin.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích 90 video trên YouTube với hơn 50.000 lượt xem, được tải lên trong vòng một năm kể từ tháng 9/2019. Kết quả cho thấy các video giả mạo giới thiệu "bằng chứng" về fenbendazole như một loại thuốc thay thế để trị bệnh ung thư đã đạt được số lượng lượt xem đáng kể và tăng theo thời gian.

Nhóm xác định việc đưa các video về fenbendazole làm nội dung được đề xuất trên YouTube là một cách không phù hợp, khiến người xem có niềm tin sai lệch rằng thuốc tẩy giun cho chó có thể chữa bệnh ung thư.

Từ kết quả khảo sát, các chuyên gia cũng hiểu rõ hơn về cách bệnh nhân tìm kiếm thông tin sức khỏe trên Internet, cũng như cách họ đưa ra quyết định y tế dựa trên những thông tin đó, và tương tác với người sáng tạo nội dung.

Mặc dù không có bằng chứng y khoa nào cho thấy fenbendazole có tác dụng chống ung thư, những video này đang làm giảm nỗ lực điều trị căn bệnh này một cách đúng đắn.

tin gia tren mang anh 1

Nhiều người tiếp nhận thông tin y tế sai lệch khi tìm hiểu qua mạng xã hội.

Đầu năm nay, một liên minh gồm 80 tổ chức chuyên kiểm chứng tin giả vừa đưa tuyên bố chung, khẳng định YouTube là nguồn chính phát tán tin giả trên mạng, The Guardian đưa tin.

Liên minh này bao gồm bộ phận kiểm tin của Washington Post, Full Fact, Spain’s Maldita - tổ chức chuyên xác minh thông tin và India Today - một nhánh của TV Today Network.

Họ cũng đưa ra những giải pháp cho nền tảng chia sẻ video này. Cụ thể, YouTube phải cam kết thực hiện nghiên cứu về những thông tin sai lệch đang được lan truyền trên nền tảng, đồng thời dán nhãn cảnh báo cho người xem.

Trong bối cảnh bùng nổ thông tin trên các nền tảng mạng xã hội, người dùng dễ rơi vào bẫy tin giả. Đặc biệt, nhiều người trẻ hình thành thói quen tìm kiếm thông tin về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần trên các ứng dụng như YouTube, TikTok, điều này dễ dẫn tới các hiểu biết sai lệch.

Theo Washington Post, hiện nay, những thông tin về sức khỏe tinh thần xuất hiện nhan nhản khắp nơi. Những video TikTok có hashtag #mentalhealth thu hút hơn 43,9 tỷ lượt xem.

Một số đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho biết họ ghi nhận ngày càng nhiều người trẻ đang tự chẩn đoán mình mắc bệnh tâm thần - bao gồm các rối loạn hiếm gặp - sau khi xem các thông tin trực tuyến.

Giá trị của việc đọc kỹ

Nhà giáo dục và hùng biện người La Mã Quintilian từng nói rằng: "Chúng ta phải xây dựng tâm trí của mình thông qua đọc sâu hơn là đọc rộng". Thực hành đọc sâu là một quá trình rèn luyện có chủ đích. Mục Đời Sống giới thiệu với độc giả 6 nguyên tắc phát triển thói quen đọc sâu để không chỉ khám phá thế giới và kiến ​​thức mà còn khám phá về chính bản thân mình.

Mối nguy khi người trẻ tin TikToker hơn bác sĩ

Ngày càng nhiều người trẻ tự chẩn đoán mình mắc chứng bệnh tinh thần qua các video trên TikTok. Điều này rất có hại khi họ tiếp xúc với thông tin gây sai lệch nhận thức.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm