Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hàng quán ở New York mệt mỏi vì trend gọi món kỳ quặc

Bắt nguồn từ các KOL, TikToker và được nhiều người theo dõi hưởng ứng, việc đưa ra các yêu cầu chế biến kỳ quặc không có trong thực đơn khiến nhiều quán ăn gặp khó.

Nhiều khách hàng đến quán của Stathis Antonakopoulos muốn nhà bếp kết hợp các món ngoài thực đơn. Ảnh: Stephen Yang/New York Post.

Giữa tháng 1, một nhà hàng thuộc chuỗi Waffle House ở Atlanta, bang Georgia (Mỹ) nhận được nhiều sự cổ vũ từ các nhà hàng ở New York khi thông báo sẽ chỉ phục vụ các món có trong thực đơn. Hành động này nhằm phản ứng lại trào lưu yêu cầu làm các món ngoài thực đơn của nhiều thực khách, thậm chí xem ai có thể tạo ra món "dị" hơn, theo New York Post.

"Hãy đặt món có trong thực đơn, chúng tôi sẽ không làm bất cứ thứ gì bạn thấy trên TikTok", thông báo của nhà hàng ghi.

Stathis Antonakopoulos, chủ nhà hàng Carnegie Diner tại New York, cũng đồng tình.

"Tôi không thể phá lệ thực hiện bất kỳ yêu cầu điên rồ nào, đặc biệt là khi nó thậm chí chẳng có ý nghĩa gì. Không ai lại ăn 10 cái pancake và 10 miếng gà rán chồng lên nhau cả", Antonakopoulos nói.

trend goi mon ky quac anh 1

Nhiều người làm theo các clip gọi món dị trên mạng xã hội. Ảnh cắt từ clip.

Đầu năm nay, một người có ảnh hưởng đã yêu cầu làm một chiếc burger nặng 2,2 kg và phật lòng khi bị nhà hàng từ chối.

"Họ đe dọa sẽ đánh giá không tốt về chúng tôi, rằng chúng tôi không chiều lòng khách hàng. Họ không chấp nhận câu trả lời 'không'", chủ nhà hàng bị quấy rầy nói.

Những yêu cầu kỳ quặc xuất hiện sau cơn sốt gọi món theo yêu cầu đang lan truyền trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh ở Mỹ. Nhiều chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh đang cố gắng cân bằng giữa hiệu ứng quảng cáo miễn phí mà một bài đăng lan truyền có thể mang lại với lao động thực tế và chi phí liên quan đến việc đáp ứng các yêu cầu của khách, thường là vô lý.

Richie Romero, chủ sở hữu Zazzy's Pizza, cho biết nhiều khách hàng quen, chưa nói đến khách đến vì TikTok, cũng bắt đầu nghĩ rằng có thể gọi những món giống các chi nhánh ở nước ngoài. Anh đổ lỗi cho trào lưu trên nền tảng video này khi nhận được những yêu cầu lố bịch tại nhà hàng nhượng quyền của mình ở Manhattan.

"Mọi người nghĩ chúng tôi giống như cửa hàng tạp hóa, yêu cầu những miếng bánh nhân thịt bò Jamaica, món Italy sang chảnh hay một chiếc pizza Hawaii với dứa - điều chúng tôi sẽ không bao giờ làm", anh nói.

trend goi mon ky quac anh 2

Nhà hàng của Rahim Mohamed lại tập trung vào dịch vụ làm món theo yêu cầu. Ảnh: Stephen Yang/New York Post.

Tuy nhiên, không phải tất cả hàng quán ở New York đều ác cảm với việc làm món theo yêu cầu.

Rahim Mohamed, chủ cửa hàng đồ ăn nhanh ở Brooklyn, nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ phục vụ những yêu cầu ngoài thực đơn điên rồ nhất mà khách có thể tưởng tượng, từ việc cho kẹo dẻo vào món trứng kèm thịt xông khói và phô mai, đến sushi kèm bánh mì gà cốt lết.

"Hiện, ít nhất 90% doanh thu của tôi đến từ TikTok. Chúng tôi bắt đầu làm món theo yêu cầu khách từ năm 2019 và sự khác biệt so với trước đó thật đáng kinh ngạc. Giờ đây, mọi người sẽ đến thăm chúng tôi từ khắp nơi trên thế giới như London, Tây Ban Nha, Australia, Trung Đông vì thấy chúng tôi trên TikTok".

YouTuber Hàn Quốc náo loạn cửa hàng bách hóa

Sau khi gây ầm ĩ tại cửa hàng giày dép, người phụ nữ nhanh chóng bị buộc tội và hứng nhiều chỉ trích trên mạng xã hội.

Gen Z giúp đẩy doanh số của tiểu thuyết lãng mạn

Cách đây một thập kỷ, nhóm đọc tác phẩm lãng mạn nhiều nhất là phụ nữ 35-54 tuổi. Nhưng trong vài năm qua, độ tuổi đã được mở rộng và trẻ hóa xuống thế hệ Gen Z. Sự thành công của các tác phẩm lãng mạn trong việc chinh phục độc giả này còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi những cộng đồng yêu sách trên mạng xã hội.

Mai An

Bạn có thể quan tâm