Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hành động 'chống quấy rối' của nam VĐV gây sốt tại Olympic

Động tác lấy khăn tắm che quần bơi của VĐV nhảy cầu người Đức được coi là sự đáp trả trước việc nhiều VĐV nam bị nhìn chằm chằm vào bộ phận nhạy cảm suốt kỳ Olympic.

VDV nam Olympic anh 1

Trong trận chung kết nhảy cầu 3 m hôm 9/8, Moritz Wesemann (22 tuổi) - VĐV nhảy cầu nam của đội tuyển Olympic Đức - gây sốt với hình ảnh dùng chiếc khăn tắm che phần nhạy cảm trước quần bơi trong lúc trò chuyện với huấn luyện viên. Hình ảnh của anh chàng được dân mạng chia sẻ rầm rộ và khen ngợi, được coi là hành động rõ ràng để chống "ánh nhìn quấy rối" nhắm vào các VĐV, news.com.au đưa tin.


VDV nam Olympic anh 2

Trước đó, Wesemann là một trong những VĐV nổi tiếng theo cách không mong muốn tại Thế vận hội Paris khi bị khán giả nhìn chằm chằm vào bộ phận nhạy cảm.

VDV nam Olympic anh 3

Wesemann là một trong12 VĐV lọt vào chung kết nội dung nhảy cầu nam 3 m. Dù có số điểm thấp nhất trong trận chung kết, anh vẫn nổi tiếng khắp mạng xã hội với hành động mang thông điệp tích cực.

VDV nam Olympic anh 4

Trước đó, VĐV nhảy cầu người Pháp, Jules Bouyer, cũng đã lên tiếng khi anh trở thành tâm điểm chú ý theo cách không mong muốn. Cụ thể, những người hâm mộ đã chia sẻ bức ảnh Bouyer xuất hiện với chiếc quần bơi được cho là khá chật chội với cơ thể của anh với những bình phẩm khác nhau.

VDV nam Olympic anh 7

Trong lần đầu tham dự Thế vận hội, Bouyer, đã lọt vào chung kết hai nội dung: chung kết nhảy cầu 3 m đồng đội nam ngày 2/8 và chung kết nhảy cầu 3 m nam hôm 9/8. Anh lần lượt về vị trí thứ 5 và thứ 8 trong hai nội dung này. Dù không giành chức vô địch, Bouyer đang thu hút thêm một lượng người theo dõi khủng sau mùa Olympic này.


VDV nam Olympic anh 8

Liên quan đến việc các VĐV nam trở thành tâm điểm chú ý vì bộ phận nhạy cảm, tiến sĩ Paul Bowell, giảng viên Đại học Swinburne, một chuyên gia về tác động xã hội của thể thao, cho biết trong khi "vật hóa" VĐV nữ thông qua ánh nhìn có thể gây hậu quả nghiệm trọng, hành động tương tự với VĐV nam cũng cũng có thể tác động tiêu cực. "Chúng ta nên tập trung nói về tài năng và tính kỹ thuật của môn thể thao này, nói về toàn bộ thể chất của họ thay vì chỉ nói về ngoại hình của họ", Bowell nhấn mạnh.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Tiết lộ gây sốc về lễ bế mạc Olympic Paris

Phản ứng dữ dội sau lễ khai mạc buộc các đạo diễn phải cân nhắc, thay đổi kịch bản lễ bế mạc "hàng chục lần", theo The Guardian.

Đinh Phạm

Ảnh: Instagram NV

Bạn có thể quan tâm