“Dám đấu tranh với bản thân để lên đường nghĩa là đã thực hiện được 90% giấc mơ của mình. Phần còn lại cứ để cuộc đời dẫn lối”, Đăng Khoa nói khi tạm biệt mẹ, em trai, nổ máy lên đường, bắt đầu hành trình vòng quanh thế giới vào tháng 6/2017.
Với anh, con người có thể chết khi phải đương đầu với những thử thách khắc nghiệt từ thiên nhiên, từ hoàn cảnh sống. Nhưng có một thứ đáng sợ hơn, đó là ‘cái chết tinh thần’ - nghĩa là sống an phận, mòn mỏi ở trong “vùng an toàn” thân thuộc.
Cuộc sống luôn phát triển theo hướng đẩy con người đến với những thử thách khắc nghiệt và đầy bất ngờ. |
Trần Đặng Đăng Khoa chủ động bước ra thế giới
Khi còn ở nhà, Khoa sống bình lặng, là một nhân viên kỹ thuật. Cuộc sống dường như là một con đường bằng phẳng. “Nhưng cảm giác đó không phải là mình. Cuộc sống ngoài kia còn bao nhiêu thứ chờ mình khám phá và tìm hiểu cơ mà”, Khoa nói.
“Tại sao mình không đi xa hơn?” là câu Khoa tự hỏi mình vào năm 2015, sau khi đi hết 7 nước Đông Nam Á. “Sao không đi vòng quanh thế giới luôn coi như là một cột mốc của cuộc đời mình”, Khoa dấn thêm 1 bước trong suy nghĩ sau những ngày rong ruổi và quen với việc sống xa nhà.
Và anh đi, bước ra khỏi vòng tay gia đình, người thân, bạn bè, những thứ bình lặng để làm quen với cuộc sống “on the road”.
Đăng Khoa và những trải nghiệm khó quên tại Greenland. |
Trên quãng đường đi, khó khăn, vất vả, có những lúc muốn trở về, nhưng dần dần, Khoa tạo cho bản thân những niềm hạnh phúc nho nhỏ.
“Xúc động trước mùa thu của Luxembourg, ngắm lá vàng rơi ở Canada diễm lệ hay hòa mình với cuộc sống của hậu duệ người Eskimo ở Greenland cận Bắc Cực xa xôi… nó khiến mình hạnh phúc”.
Có đi mới biết, câu chuyện mà Khoa từng nghe về các nhà khoa học vượt khó khăn gian khổ để nghiên cứu Bắc Cực và được hỗ trợ bởi các kỹ thuật viên Ariston… chân thực đến thế nào. Có khi ở Philadelphia, anh được thưởng thức những cảnh hoàng hôn đẹp tới nào lòng ở Vườn quốc gia Butter Milk.
“Nhiều lúc mệt thật mệt, nhưng tự nhủ, hãy ngủ một đêm thôi, mai mình sẵn sàng đi tiếp. Bởi ở bất cứ nơi đâu, hãy cứ mang cho chính mình sự thoải mái tối thiểu để cảm nhận sự dễ chịu và ấm áp trong trái tim”, chàng trai đã đi vòng quanh thế giới cùng chiếc xe của mình, rong ruổi qua hàng chục quốc gia khác nhau từ Âu tới Á kết luận.
Chinh phục Greenland băng giá là một trong những thử thách khắc nghiệt nhưng đáng nhớ nhất của Đăng Khoa. Ảnh: The Ariston Comfort Challenge |
MC Thùy Minh và hành trình tìm sự thoải mái khi làm mẹ
“Khi biết mình có con, cả đêm tôi ngồi chỉ để nghĩ, nghĩ và nghĩ. Sự trải nghiệm đó thật khó tả. Mình sẽ ra sao? Công việc như thế nào? Tôi đã tự hỏi mình rất nhiều”, MC sinh năm 1983 nhớ lại.
Cô coi hành trình làm mẹ của mình “cuống quýt nhưng tương đối giỏi xoay xở”, “nhưng rồi mọi chuyện cũng ổn - như vốn dĩ nó luôn là thế”, “tạm xa bận rộn của công việc để được bấn loạn với hành lý, quần áo, đồ chơi, xe đẩy, sữa, bánh ở vùng đất mới”.
Thực tế, việc phải từ bỏ những ngày còn son rỗi để va chạm với những thách thức, khó khăn và trách nhiệm là một hành trình khó khăn không tưởng.
Dù không con bị trói chân với gánh nặng “công dung ngôn hạnh” hay những chuẩn mực khắt khe, nữ MC sắc sảo, bản lĩnh, sống phóng khoáng, du lịch khắp mọi nơi cũng phải từ bỏ cuộc sống độc lập, tự do, lùi về sau ánh đèn sân khấu để trở thành "mẹ bỉm sữa" toàn thời gian.
Việc dám dấn thân vào công việc đó chắc chắn là sự dũng cảm, dám từ bỏ “vùng dễ dàng” quen thuộc. |
Việc dám dấn thân vào công việc đó chắc chắn là sự dũng cảm, dám từ bỏ “vùng dễ dàng” quen thuộc.
Thế nhưng, khi nhìn lại, Thùy Minh nói rằng cô đã chuẩn bị được cho mình một vùng thoái mái khác.
“Niềm hạnh phúc được sống cùng con và ngắm nhìn chúng lớn lên. Được ngửi mùi thơm phức lẫn hôi rình của con khi đi ngủ. Được thấy hàng mi mắt đầy ghèn động đậy mở ra vào sáng sớm...là những trải nghiệm không gì sánh nổi”, cô miêu tả.
Thùy Minh vẫn đi, nhưng chuyến đi hiện tại có thêm những đứa con. Cô đưa Linh, Midori (Tên 2 bé của Thùy Minh - PV) trong những lần du lịch. Trước là độc hành, sau này là có con những người bạn.
Bên cạnh đó, cô tự phân bổ thời gian biểu ngăn nắp, chia ra múi giờ cho công việc, cho con, cho bản thân.
“Thời gian dành riêng cho bản thân rất quan trọng. Đó là cách tôi phục hồi năng lượng. Đứa trẻ từ 6 tuổi đã không còn cần sự can thiệp của bố mẹ nữa, vì con đang bận tìm hiểu bản thân con rồi. Tôi khi đó chỉ cần đóng vai trò quan sát và hỗ trợ nếu cần”.
Sự thoải mái giờ đây là một vài “khoảng hở”, đôi khi chạy ù ra đường làm một cốc cà phê, hay mua sắm cái váy mới, ngâm mình trong bồn nước nóng.
“Ai cũng phải trưởng thành, người làm mẹ cũng vậy. Nhưng dù phải bước khỏi vùng dễ dàng, dấn thân vào trách nhiệm và đối mặt với những thử thách mới, hãy cố gắng mang sự thoải mái đến mọi nơi. Bởi ai cũng muốn cho con mình những điều tốt nhất hết, nhưng chỉ khi bản thân mình tốt nhất thì mới có thể làm những điều tuyệt vời nhất cho con mà thôi”.
Thùy Minh đã chuẩn bị được cho mình một vùng thoải mái khác. |
Báo điện tử Zing.vn đồng hành với Ariston Thermo Việt Nam giới thiệu chiến dịch “The Ariston Comfort Challenge” - một câu chuyện có thật về hành trình khắc nghiệt của ba kỹ thuật viên Ariston tại Greenland.
Để xây dựng được một ngôi nhà thoải mái giữa Bắc Cực lạnh giá, ba kỹ thuật viên đã lắp đặt máy gia nhiệt đến từ Ariston - sản phẩm duy nhất có thể hoạt động hiệu quả trong điều kiện khắc nghiệt, mang lại sự thoải mái cho đội ngũ các nhà khoa học quốc tế đang nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu tại nơi đây.
Tiếp nối hành trình "Thử thách khắc nghiệt khẳng định chất lượng vượt trội" tại Greenland, Ariston tiếp tục giới thiệu Andris2 Top Wi-Fi và Slim2 Lux Wi-Fi - hai sản phẩm mới với công nghệ Wi-Fi thông minh nhằm mang đến sự an toàn, tiết kiệm điện và tiện lợi kiểm soát trong tầm tay.
Tìm hiểu thêm tại www.ariston.com/vi-vn