Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Hết thời quảng cáo công năng để bán BMW, Mercedes

Theo báo cáo, các nhà sản xuất xe hơi hạng sang ngày càng tập trung tiếp thị thông quá văn hoá, nghệ thuật, nhằm tiếp cận nhóm khách hàng trẻ, có gu thẩm mỹ và lối sống xa xỉ.

Sự kết hợp giữa ngành sản xuất ôtô và lĩnh vực thời trang, nghệ thuật phát triển mạnh mẽ. Trong ảnh là chiếc BMW M1 được kết hợp sáng tạo cùng hoạ sĩ Andy Warhol. Ảnh: BMW Art Car.

Ôtô hạng sang vốn được xem như biểu tượng danh vọng, khơi dậy sự ham muốn và khao khát sở hữu.

Theo báo cáo Sự xa xỉ trong chuyển động: Ôtô, F1 và cơ hội thương hiệu do Jing Daily, tạp chí EssesCART Department thực hiện, xe hơi hiện nay vượt ra khỏi ngành công nghiệp cơ khí, dần hoà nhập vào thế giới nghệ thuật, thời trang và văn hoá.

Phương pháp tiếp thị của các nhà sản xuất xe xa xỉ cũng dần thay đổi, hướng đến xây dựng gu thẩm mỹ, thay vì chỉ tập trung vào việc quảng cáo chức năng, hiệu suất, theo Jing Daily.

BMW,  F1,  Cong thuc 1,  Porsche,  tay dua F1 anh 1BMW,  F1,  Cong thuc 1,  Porsche,  tay dua F1 anh 2
BMW,  F1,  Cong thuc 1,  Porsche,  tay dua F1 anh 3

Giải đua xe Công thức 1 (F1) ngày càng chứng minh sức hút, là điểm đến của nhiều thương hiệu xa xỉ, hấp dẫn khách hàng trẻ yêu thích sự độc quyền và đam mê tốc độ. Ảnh: CART Department.

Sức hút của F1

Trước đây, ôtô được tiếp thị như một biểu tượng địa vị. Tuy nhiên, hiện nay xe hơi bắt đầu được trưng bày như tác phẩm nghệ thuật, mang đến những tuyên ngôn về văn hoá.

Ví dụ, BMW dẫn đầu với dự án Art Car, hợp tác với các nghệ sĩ nổi tiếng như Andy Warhol và Roy Lichtenstein. Các thương hiệu ôtô đang cho thấy nỗ lực trong việc tìm kiếm sự chú ý tại các lễ hội văn hoá và nghệ thuật.

Báo cáo cũng nhấn mạnh vai trò khác biệt của ôtô đối với người tiêu dùng hiện đại. Chúng không chỉ là phương tiện di chuyển, mà còn là tuyên ngôn về phong cách sống và tác phẩm nghệ thuật.

Giải đua Công thức 1 (F1) trở thành “miếng bánh béo bở” đối với ngành công nghiệp xa xỉ, ngày càng thể hiện sức ảnh hưởng lớn. Các thành phố như Las Vegas (Mỹ) hay Thượng Hải (Trung Quốc) vừa là địa điểm đua xe vừa là trung tâm văn hoá, nghệ thuật.

Sự trở lại của F1 tại Thượng Hải vào năm nay cho thấy tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc. Khánh hàng trẻ, giàu có tại quốc gia này được nhiều nhãn hàng nhắm đến.

Stefano Domenicali, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành F1, gọi đây là “cột mốc đáng nhớ” đối với các thương hiệu xe hơi hạng sang như Aston Martin và Mercedes-Benz, đem đến khả năng tiếp cận nhóm người tiêu dùng yêu thích sự độc quyền và tốc độ.

BMW,  F1,  Cong thuc 1,  Porsche,  tay dua F1 anh 4BMW,  F1,  Cong thuc 1,  Porsche,  tay dua F1 anh 5
BMW,  F1,  Cong thuc 1,  Porsche,  tay dua F1 anh 6

Các thương hiệu xa xỉ bắt tay tạo thành liên minh trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật và thời trang. Ảnh: CART Department.

Liên minh xa xỉ

Các hãng ôtô xa xỉ cũng tận dụng sự lan tỏa của phương tiện truyền thông xã hội để hấp dẫn khách hàng trẻ tuổi. Hashtag #BMW thu hút hơn 530 triệu lượt xem trên MXH Trung Quốc Xiaohongshu.

Những dự án kết hợp giữa hãng xe hơi và các đơn vị, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật giúp thương hiệu tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng phong phú hơn, không chỉ dừng lại ở người tiêu dùng xe sang truyền thống.

Ví dụ, nghệ sĩ Yinka Ilori biến một chiếc McLaren Artura thành kiệt tác sống động, củng cố mối quan hệ của thương hiệu ôtô này với cộng đồng nghệ thuật.

Hoạt động hợp tác liên ngành cũng được các nhà sản xuất xe hơi xa xỉ nhiệt tình thúc đẩy. Mối quan hệ đối tác giữa Porsche và các thương hiệu thời trang cao cấp tạo thành một liên minh lớn, khắc họa đầy đủ, trọn vẹn lối sống xa xỉ.

Ở đó, khách hàng không chỉ đi xe sang, mà còn diện trang phục, mang túi xách và đeo đồng hồ cao cấp, khẳng định gu thẩm mỹ tương xứng với khối tài sản lớn.

Báo cáo Sự xa xỉ trong chuyển động: Ôtô, F1 và cơ hội thương hiệu cũng khẳng định cơ hội lớn cho các nhãn hàng xe sang tại Trung Quốc. Người tiêu dùng trẻ, ưa chuộng sự xa xỉ bền vững, mong muốn gắn kết với văn hoá là đối tượng cần tiếp cận.

'Lời hứa suông' khiến 50 triệu người dừng mua đồ hiệu

Các thương hiệu như Dior, Burberry ngày càng tăng giá nhưng không cải thiện chất lượng. Lời "hứa suông" này khiến các ông lớn ngành xa xỉ chật vật tìm cách níu chân khách hàng.

Tái thương mại trong ngành thời trang

Cuốn Thế giới không rác thải của Ron Gonen mời gọi độc giả tham gia vào bảo vệ môi trường, vì một tương lai bền vững và thịnh vượng, đề cao giá trị lâu dài. Ở đó, tác giả chỉ ra rằng thuật ngữ tái chế hóa học đang chỉ một quy trình mới rất thú vị có thể phá vỡ sợi vải trở về các thành phần hóa học cơ bản, từ đó trở thành một nguồn tuần hoàn để tạo ra các sợi vải mới.

Linh Vũ

Bạn có thể quan tâm