Ám ảnh thành tích có thể dẫn đến kiệt sức trong công việc. Ảnh minh họa: Kindel Media/Pexels. |
Môi trường cạnh tranh chốn công sở đòi hỏi mỗi người phải không ngừng nỗ lực để hoàn thành tốt các dự án, tạo ấn tượng tốt với cấp trên. Tuy nhiên, thành tích có thể trở thành chất gây nghiện, khiến nhân sự luôn cảm thấy không hài lòng với những thành công đã đạt được.
Theo Fast Company, bệnh ám ảnh về thành tích có thể được phát hiện và kịp thời điều chỉnh nếu người đọc có 5 dấu hiệu cảnh báo sau.
Công việc là toàn bộ cuộc sống của những người mắc bệnh ám ảnh thành tích. Ảnh minh họa: Matheus Bertelli/Pexels. |
Coi công việc là thước đo giá trị của bản thân
Những người cuồng việc thường có tư duy là "tôi làm việc nên tôi tồn tại". Do đó, công việc trở thành thước đo giá trị của họ, được thể hiện bằng danh sách những giải thưởng hào nhoáng, được tăng lương và thăng chức. Mỗi khi gặp thất bại, họ có xu hướng lo lắng, dằn vặt và coi đó như một thảm họa.
Tuy nhiên, công việc chỉ phản ánh một phần về bản sắc của mỗi cá nhân. Để không bị cuốn vào vòng xoáy này, mỗi người nên tìm cách để tách biệt công việc với đời sống cá nhân của mình.
Kiệt sức là một dấu hiệu phổ biến ở những người tham công tiếc việc. Ảnh minh họa: Rf Studio/Pexels. |
Kiệt sức
Kiệt sức trở thành một căn bệnh phổ biến ở nơi công sở, đặc biệt là với những người có nhiều tham vọng, luôn nỗ lực hết mình vì thành công của cá nhân cũng như tập thể.
Một vài dấu hiệu của tình trạng này là mất ngủ, thiếu tập trung, hay buồn bã, cáu gắt hoặc tức giận.
Ngoài công việc, mỗi người nên dành thời gian cho bạn bè và các thú vui khác. Ảnh minh họa: Jack Sparrow/Pexels. |
Không có ưu tiên khác ngoài công việc
Theo một nghiên cứu của Đại học Havard, hơn cả tiền bạc hay địa vị, các mối quan hệ thân thiết mới là điều khiến con người hạnh phúc trong suốt cuộc đời.
Tuy nhiên, khi một người đã leo đến đỉnh cao trong một lĩnh vực, họ có thể đánh mất những trải nghiệm sống khác như sở thích, thú vui giải trí, tình bạn và các mối quan hệ.
Ngoài công việc, chúng ta còn nhiều điều khác cần ưu tiên trong cuộc sống. Do đó, duy trì kết nối với bạn bè và người thân cũng quan trọng như nỗ lực làm việc mỗi ngày.
Nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng làm việc cũng rất quan trọng. Ảnh minh họa: Antoni Shkraba/Pexels. |
Không thể dừng làm việc
Những người mắc bệnh ám ảnh thành tích thường làm việc "luôn chân luôn tay" và hiếm có thời gian rảnh rỗi.
Để điều chỉnh lại nhịp độ làm việc và cân bằng cuộc sống, mỗi người nên đặt ra những khoảng thời gian thư giãn, sau đó tắt điện thoại, nhâm nhi một tách trà hoặc thực hành thiền định.
Người mắc bệnh thành tích coi trọng kết quả hơn quá trình thực hiện công việc. Ảnh minh họa: Antoni Shkraba/Pexels. |
Coi trọng kết quả hơn quá trình
Những người ám ảnh về thành tích có xu hướng coi mọi trải nghiệm là cơ hội để phát triển. Nhưng nếu luôn tìm kiếm kết quả hoặc thu hoạch từ bài học, họ có thể bỏ lỡ cơ hội tận hưởng một hoạt động chỉ vì niềm vui khi thực hiện nó.
Ngoài ra, bệnh thành tích còn đi đôi với sự kiểm soát và chủ nghĩa hoàn hảo. Do đó, thay vì tập trung vào kết quả, hãy làm việc linh hoạt hơn và tận hưởng niềm vui từ quá trình đó.
Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.