Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ho ra máu cảnh giác với sán lá phổi

Người bệnh mắc bệnh sán lá phổi thường ho ra máu, đau ngực... nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến viêm phổi, tràn dịch màng phổi.

Sán lá phổi là loài ký sinh trùng có thể gây bệnh ở bất cứ bộ phận nào trong cơ thể.

Sán lá phổi là loài ký sinh trùng có thể gây bệnh ở bất cứ bộ phận nào trong cơ thể như: Phổi, não, tủy sống, cơ ngực, tổ chức dưới da, lách, ổ bụng, màng ngoài tim, cơ tim, trung thất, tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, tinh hoàn, niệu quản... nơi ký sinh chủ yếu là tại phổi.

Sán lá phổi có ở những thực phẩm nào?

Bệnh sán lá phổi do loài sán lá thuộc giống Paragonimus gây nên. Ở Việt Nam bệnh thường gặp rải rác ở các vùng miền núi: Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn…

Chu trình phát triển của sán lá phổi là sán trưởng thành ký sinh và đẻ trứng trong các phế nang của phổi. Trứng theo đờm xuống họng, rồi vào đường tiêu hóa khi bệnh nhân nuốt, sau đó được đào thải theo phân ra ngoài. Trong môi trường nước trứng nở thành ấu trùng, phát triển thành ấu trùng lông.

Ấu trùng chui vào ốc Bulimus phát triển thành ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời ốc sống tự do trong nước sau đó xâm nhập vào loài giáp xác như tôm, cua đồng... Chúng cư ngụ trong loài giáp xác tạo thành nang trùng, là mầm bệnh gây nhiễm.

Nếu người hoặc động vật ăn phải loài giáp xác bị nhiễm sán lá phổi, chưa được nấu chín như các món cua nước, tôm nướng, mắm cua đồng sẽ bị nhiễm bệnh.

san la phoi anh 1

Ký sinh trùng sán lá thuộc chi Paragonimus gây bệnh sán lá phổi.

Trong cơ thể người, ấu trùng theo đường tiêu hóa xuống dạ dày, đến ruột; rồi xuyên thành ruột vào ổ bụng. Sau đó, ấu trùng xuyên qua cơ hoành vào phổi, cư ngụ ở các phế nang gây bệnh.

Ngoài phổi, ấu trùng có thể ký sinh ở màng phổi, phúc mạc, gan, não, có thể gây thương tổn hoại tử, với các triệu chứng lâm sàng như ổ áp xe. Bệnh xảy ra ở người, không tự khỏi nếu không được chẩn đoán và điều trị đặc hiệu. Sán lá phổi có tuổi thọ trung bình 10-15 năm.

Ho ra máu tái diễn là triệu chứng hay gặp nhất

Giai đoạn sớm của nhiễm sán lá phổi, tính từ khi nhiễm cho đến khi sán đẻ trứng đầu tiên, trung bình 2-20 ngày, có thể kéo dài đến 2 tháng.

Trong thời gian ấu trùng di trú trong khoang phúc mạc, một số bệnh nhân thấy đau bụng hay đau thượng vị, thậm chí có thể có tiêu chảy. Khi ấu trùng xuyên qua cơ hoành và di trú trong khoang màng phổi, có thể có đau ngực kiểu màng phổi (thường là hai bên).

Khi ấu trùng di trú trong nhu mô phổi tăng cao, bệnh nhân thường có biểu hiện giống như hội chứng Loeffler: Ho khan, đau ngực và khó chịu. Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm sốt nhẹ và đờm có chút máu.

Giai đoạn muộn khi nhiễm sán lá phổi là thời gian sán trưởng thành sống ở phổi. Giai đoạn này có thể kéo dài tới mười năm trước khi sán chết dần. Người bệnh có biểu hiện rõ ràng như: Ho ra máu tái diễn là triệu chứng hay gặp nhất trong giai đoạn này.

Điển hình thì chất đờm có màu chocolate, bao gồm hỗn hợp máu, tế bào viêm và trứng sán phóng ra khi nang bao quanh sán trưởng thành vỡ vào tiểu phế quản.

san la phoi anh 2

Gỏi tôm, món ăn dễ gây bệnh sán lá phổi.

Bệnh nhân có thể khó chịu nhưng nói chung không sốt. Người gầy sút, kém ăn… và ho máu tái diễn các lần sau nếu không được điều trị.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, tràn dịch màng phổi, thậm chí là tổn thương não nếu sán di chuyển đến hệ thần kinh trung ương.

Chẩn đoán sán lá phổi

Sau khi có các biểu hiện nghi ngờ, các bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm như:

  • Soi tươi: đờm, phân, dịch màng phổi tìm trứng sán lá phổi.
  • Xét nghiệm công thức máu có thể có tăng bạch cầu ái toan.
  • Xét nghiệm miễn dịch: ELISA sán lá phổi (+).
  • Xquang ngực: Có nốt mờ, đám mờ, có hình hang nhỏ và chủ yếu ở vùng thấp (nếu sán ở trong phổi) hoặc hình ảnh tràn dịch màng phổi (nếu sán ở trong màng phổi).
  • Chụp CT ngực: Dùng trong chẩn đoán phân biệt với một số trường hợp ho ra máu khác như ung thư phổi, giãn phế quản, lao phổi...
  • Siêu âm ổ bụng: Tìm tổn thương sán lá phổi lạc chỗ.

Lời khuyên thầy thuốc

Như vậy, có thể nói nguyên nhân mắc bệnh sán lá phổi là do thói quen sinh hoạt ở một số địa phương hay ăn món tôm, cua sống (ăn gỏi hoặc nướng chưa chín).

Vì vậy, để phòng bệnh sán lá phổi cần lưu ý:

  • Không ăn cua hoặc tôm chưa nấu chín cần. Ăn chín, uống sôi.
  • Cần phát hiện sớm các trường hợp người bệnh sán lá phổi, điều trị dứt điểm nhằm hạn chế nguy cơ lây truyền bệnh.
  • Chú ý tới chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh.
  • Vệ sinh tay và các dụng cụ chế biến thức ăn một cách sạch sẽ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các loại tôm, cua, cá sốngCơ thể phi tuổi tác, tâm trí phi thời gian

Người phải đối diện với trạng thái căng thẳng liên tục sẽ chóng già hơn, cơ thể của họ lão hóa nhanh hơn. Kéo theo đó là nhiều bệnh tật liên quan tới huyết áp, rối loạn chuyển hóa.

Cuốn sách "Cơ thể phi tuổi tác tâm trí phi thời gian" mang đến cho độc giả nhiều kiến thức hữu ích liên quan đến quá trình lão hóa của con người. Chúng ta có thể làm chậm quá trình lão hóa bằng những phương pháp rất đơn giản.

Đường lây truyền chính của bệnh đậu mùa khỉ

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban hành cảnh báo về sự bùng phát nhanh chóng của bệnh đậu mùa khỉ ở châu Phi làm dấy lên mối lo ngại toàn cầu.

https://suckhoedoisong.vn/ho-ra-mau-canh-giac-voi-san-la-phoi-169240810181900942.htm

BS Nguyễn Văn Bàng / Sức Khỏe & Đời Sống

Bạn có thể quan tâm