Câu 1. Thái giám nào là hổ tướng nổi tiếng nhất triều Nguyễn?
Lê Văn Duyệt (1764-1832) là hổ tướng hàng đầu của triều Nguyễn. Ông vốn xuất thân từ thái giám, sau trở thành quan đại thần võ quan của triều đình, được người trong lẫn ngoài nước đánh giá cao. |
Câu 2. Lê Văn Duyệt là người tỉnh nào?
Lê Văn Duyệt sinh ra tại huyện Cái Bè của tỉnh Tiền Giang hiện nay, quê gốc ở tỉnh Quảng Ngãi, sau tổ tiên vào Nam lập nghiệp. Theo sử sách, ông tuy là người thấp bé lại có sức mạnh hơn người, được liệt vào hàng “ngũ hổ tướng” của triều Nguyễn. |
Câu 3. Sinh thời, Lê Văn Duyệt là bộ tướng của ai?
Lê Văn Duyệt sinh thời là bộ tướng của Nguyễn Phúc Ánh (vua Gia Long), dưới thời Nguyễn Ánh, Lê Văn Duyệt được giao giữ chức Tả quân nên ông thường được biết đến với tên gọi khác là Tả quân Duyệt. |
Câu 4. Chức vụ cuối cùng Lê Văn Duyệt nắm giữ trước khi qua đời là?
Dưới thời hai triều vua Gia Long và Minh Mạng, Lê Văn Duyệt từng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều Nguyễn. Ông có hai lần giữ chức Tổng trấn Gia Định thành. Đây cũng là chức vụ cuối cùng của Lê Văn Duyệt trước khi qua đời. |
Câu 5. Người cha vợ nào của vua Minh Mạng bị Lê Văn Duyệt chém đầu vì tội tham nhũng?
Theo Đại Nam thực lục, thời gian Lê Văn Duyệt ra Huế (1816-1820), Huỳnh Công Lý được giao giữ chức phó tổng trấn. Lợi dụng chức vụ và bề trên đi vắng, Huỳnh Công Lý thừa cơ vơ vét của cải từ nhân dân và binh lính hơn 30.000 quan tiền. Năm 1821, Huỳnh Công Lý bị Tổng trấn Lê Văn Duyệt xử tử tại Gia Định, tài sản bị tịch thu để trả lại cho quân lính và dân chúng. |
Câu 6. Sau khi qua đời Lê Văn Duyệt bị vua triều Nguyễn nào kết tội?
Sau khi qua đời, Lê Văn Duyệt bị vua Minh Mạng kết án với bảy tội nên trảm (chém), hai tội nên giảo (thắt cổ), một tội phải sung quân. Đây là một trong những vụ án lạ lùng nhất sử Việt - bị kết tội sau khi qua đời. |
Câu 7. Con nuôi nào của Lê Văn Duyệt đã khởi nghĩa chống lại triều Nguyễn để báo thù cho cha?
Sau khi Lê Văn Duyệt qua đời, triều đình cho truy xét việc riêng của ông, đòi hỏi chứng cớ, trị tội bọn tôi tớ của ông Duyệt ngày trước. Bị dồn vào thế cùng, con nuôi là Lê Văn Khôi đã nổi binh chống lại triều đình từ năm 1833-1835. Về sau, khi Lê Văn Khôi bị bệnh mất cuộc khởi nghĩa bị thất bại. |
Câu 8. Hiện nay ở địa phương nào của nước ta có đường mang tên Lê Văn Duyệt?
Hiện nay, tại Bạc Liêu có một con đường mang tên ông tại phường 3, thành phố Bạc Liêu. Tại thị xã La Gi (Bình Thuận), từ năm 2009 có đường Lê Văn Duyệt, tại Đà Nẵng có đường tên Lê Văn Duyệt dọc con sông Hàn. |