Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Họa sĩ khuyết tật mở lớp dạy vẽ cho những người như mình

Robaba Mohammadi bị từ chối nhập học vì là người khuyết tật. Cô tự học vẽ tại nhà và dùng tiền bán tranh để mở lớp học cho những người kém may mắn như mình.

Hoa si khuyet tat mo lop day ve cho nhung nguoi nhu minh anh 1

Robaba Mohammadi (19 tuổi, Afghanistan) bị khuyết tật bẩm sinh từ nhỏ. Cô không thể sử dụng tay, cánh tay hoặc chân của mình. Sinh ra ở đất nước vẫn còn nạn phân biệt đối xử với phụ nữ và người khuyết tật, Robaba không thể đến trường khi đến tuổi đi học.

Hoa si khuyet tat mo lop day ve cho nhung nguoi nhu minh anh 2

Không được đi học, Robaba tự học cách đọc và viết chữ tại nhà với sự giúp đỡ của bố mẹ. 10X có niềm đam mê với nghệ thuật, đặc biệt là hội họa. Cô đã học vẽ tranh bằng cách ngậm cọ vẽ trong miệng và điều khiển nó để tạo ra những bức tranh đầy màu sắc.

Hoa si khuyet tat mo lop day ve cho nhung nguoi nhu minh anh 5

Tuy không được đào tạo bài bản, nhưng Robaba vẫn thể hiện được năng khiếu của mình qua từng tranh vẽ. Tranh của 10X được trưng bày tại nhiều triển lãm quốc tế và thú hút nhiều người chú ý. Năm ngoái, Robaba đã sử dụng số tiền bán tranh để mở trung tâm đào tạo nghệ thuật dành cho người khuyết tật. Lớp học của cô thường có hơn 50 người tham dự.

Hoa si khuyet tat mo lop day ve cho nhung nguoi nhu minh anh 6

"Tôi vẽ tranh chủ yếu về phụ nữ Afghanistan, sức mạnh, vẻ đẹp của họ. Bên cạnh đó, tôi cũng vẽ về vẻ đẹp của hội họa, tình yêu và những thách thức mà phụ nữ phải đối mặt", Robaba Mohammadi cho biết.

Hoa si khuyet tat mo lop day ve cho nhung nguoi nhu minh anh 7

Theo một khảo sát của Afghanistan năm 2015, có khoảng 1,5 triệu người bị khuyết tật trong tổng số 35 triệu dân. Trong đó có hàng chục nghìn người bị thương do bom mìn. Mặc dù vậy, đất nước này vẫn miệt thị những người có khiếm khuyết trên cơ thể.

Hoa si khuyet tat mo lop day ve cho nhung nguoi nhu minh anh 8

"Chúng tôi rất tự hào về Robaba, cô ấy là nguồn cảm hứng cho những người khuyết tật khác. Tôi hy vọng sẽ có một khóa học xóa mù chữ cho những người khuyết tật không thể đến trường”, Ali Mohammadi (24 tuổi), anh trai Robaba chia sẻ.

Câu chuyện đằng sau dòng chữ ‘Giải cứu cô giáo mầm non’ ở TP.HCM

Học sinh được nghỉ học dài hạn, các cô giáo tại trường mầm non Ngôi nhà trẻ thơ (nằm trên quốc lộ 1A, quận 12, TP.HCM) bèn mở quầy nước, bán hàng để kiếm thêm thu nhập.

Hiểu My

Ảnh: Instagram NV

Bạn có thể quan tâm