Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Học gì để chung sống với robot?

Học gì để không bị robot thay thế và lấy mất công việc trong thời đại khoa học kỹ thuật bùng nổ là câu hỏi của nhiều người.

GS Trương Nguyện Thành tư vấn cách học để làm việc với robot Trong tương lai, nhiệm vụ của robot là trả lời câu hỏi. Nếu học kiểu trả lời câu hỏi, bạn đang muốn làm công việc của người máy.

Trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0, robot được dự đoán xuất hiện ngày càng nhiều và thay thế con người ở một số lĩnh vực. Nhiều người lo lắng khi biết rằng robot có thể lấy đi việc làm của mình.

Thế nhưng, nhiều chuyên gia khuyên người học không nên lo lắng về sự tồn tại của robot. Bởi có những công việc, kỹ năng robot không thể thay thế con người. Thế nhưng, con người phải thay đổi cách học, tư duy và làm việc.

GS Trương Nguyện Thành, ĐH Utah (Mỹ), đã đặt câu hỏi với các bạn trẻ: "Trong tương lai robot được lập trình để trả lời những câu hỏi, làm những công việc lặp đi lặp lại, vậy nếu con người chỉ học để trả lời câu hỏi thì phải chăng chúng ta đang học để làm công việc của robot?".

"Nếu tranh giành công việc với những con robot, bạn chắc chắn sẽ thua cuộc vì không thể làm 24 giờ/ngày và 365 ngày/năm; không thể truy cập thông tin nhanh và nhiều bằng chúng", GS Thành nói.

song chung voi robot anh 1
Năng động, luôn luôn tìm kiếm cơ hội để thực hành là cách để thay đổi để các bạn trẻ thay đổi tương lai của mình. Ảnh: NZE.

Học cái gì và học như thế nào để phát triển trong thời đại 4.0 cũng là câu hỏi của nhiều người. Đối với những bạn trẻ Việt Nam, "GS quần đùi" và nhiều giáo sư khác ở các trường đại học Mỹ đều thừa nhận học sinh, sinh viên Việt Nam thông minh, cần cù nhưng nhút nhát, sợ tranh luận. Đây là trở ngại lớn trong tương lai, nhất là thời buổi khoa học công nghệ phát triển như vũ bão.

GS Thành nhận định môi trường dạy học truyền thống khiến nhiều bạn trẻ học thụ động, không dám hỏi, không dám phản biện lại những gì thầy cô nói. Ông cho rằng chỉ khi chúng ta thay đổi được cách học thụ động, học đi đôi với hành, biết tự tìm kiếm cơ hội thì mới không sợ bị thay thế bởi robot.

"Một khi robot đang làm tốt công việc của người chuyên trả lời thì bạn phải biết đặt câu hỏi. Đặt vấn đề để nó trả lời thì bạn mới làm chủ được nó", GS Thành nói.

Đồng tình với những nhận định của GS Thành, Gia Bảo - du học sinh Việt tại New Zealand - cho biết khi đã trải qua cả môi trường học tập trong nước và nước ngoài, sự khác biệt và cũng là điều khiến bạn ấn tượng chính là phong cách học mở, luôn khuyến khích tranh luận và phản biện ở các nước phương Tây.

Khi học ở New Zealand, sinh viên luôn phải dành nhiều thời gian để tự học và tự tìm hiểu nhiều hơn. Giảng viên luôn khuyến khích sinh viên phản biện và bảo vệ lập luận của mình.

"Trong giờ học về văn hóa doanh nghiệp, giáo sư đưa vấn đề nhân viên có nên ở lại công ty đến khi nào hoàn thành công việc không? Quan điểm của giảng viên và các bạn sinh viên phương Tây là không, vì công ty trả tiền cho đúng theo năng suất và giờ lao động, nên không ở lại. Nhưng các bạn Châu Á như Nhật Bản và Trung Quốc thì ủng hộ ở lại vì đó là cách thể hiện trách nhiệm của mình với công việc.

Những quan điểm như vậy thường được đưa ra để khuyến khích quan điểm đa chiều từ các bạn sinh viên, đặc biệt với một môi trường quốc tế, sinh viên đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau sẽ có những quan điểm rất khác biệt", Gia Bảo kể lại.

New Zealand hiện là quốc gia sở hữu nền giáo dục đẳng cấp thế giới:

- Thuộc Top 3 quốc gia dẫn đầu toàn cầu về Chỉ số giáo dục chuẩn bị cho tương lai

- Cả 8 trường Đại học đều nằm trong Top 3% các trường đại học tốt nhất thế giới

- Cơ hội visa làm việc đến 3 năm sau khi tốt nghiệp cho sinh viên quốc tếĐộc giả có thể đăng ký tham dự Triển lãm Giáo dục New Zealand để nắm bắt cơ hội thành công cho tương lai ở TP.HCM ngày 23/3 tại KS Sheraton Saigon tại đây và ở Hà Nội ngày 24/3 tại KS Melia tại đây.

Những kỹ năng quan trọng hàng đầu trong thời đại số

Để có thể hòa nhập và thành công trong thời đại 4.0, ngoài trình độ chuyên môn, mỗi công dân còn cần tới kỹ năng thiết yếu khác.


Thanh Thanh

Bạn có thể quan tâm