Tiếng Nhật là một trong những ngôn ngữ khó nhất trên thế giới khi sử dụng đến 3 loại chữ. Trong đó, Kanji (chữ Hán) là phần được đánh giá khó hơn cả.
Để học hiệu quả, người học cần dành thời gian nghiên cứu và tìm hiểu cấu tạo của Kanji, đó là lục thư. Lục thư là 6 cách hình thành nên Kanji, gồm: Tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh, chuyển chú và giả tá. Nếu hiểu và áp dụng được lục thư vào việc học Kanji, người học sẽ nắm rõ được bản chất, từ đó đem đến hiệu quả cao.
Tuy nhiên, Kanji trong tiếng Nhật chỉ mượn khoảng 2.000 đến 3.000 trong tổng số 80.000 chữ Hán. Điều này gây nên khó khăn lớn cho bất cứ ai có ý định tiếp cận Kanji trong tiếng Nhật bằng lục thư.
Trước đây, người học tiếng Nhật tại Việt Nam truyền tai nhau vài mẹo nhỏ để có thể nhớ Kanji. Tuy nhiên, vì không bám vào bản chất, nên những cách học này luôn tồn tại bất cập.
Gần đây, một sản phẩm dành cho người Việt do chính người Việt làm ra đã có thể ứng dụng được lục thư vào việc học tất cả chữ Kanji. Đó là bộ sách gồm hai tập có tên “Huyền lục thư - Học Kanji bằng lục thư cải tiến”.
![]() |
Bộ sách đem lại cho người học cách thức ứng dụng lục thư vào học Kanji. |
Điểm cốt lõi trong bộ sách này là nhóm tác giả đã đưa ra những cách khắc chế khó khăn trong việc áp dụng lục thư gốc vào việc học Kanji trong tiếng Nhật, mà vẫn đảm bảo được các tiêu chí cơ bản khi học Kanji, đó là viết được, đọc được, hiểu được ý nghĩa, và phù hợp với thời đại. Chính vì vậy, lục thư trong cuốn sách này được tác giả đặt tên là “Lục thư cải tiến”.
"Trong bối cảnh thị trường có nhiều phương pháp học Kanji, đây là cẩm nang giúp người học tiếng Nhật học nhanh, hiệu quả, áp dụng vào thực tế cuộc sống cũng như công việc một cách dễ dàng hơn", doanh nhân Thanh Thanh Huyền - đồng tác giả bộ sách "Huyền lục thư" - cho biết.
Một điểm đặc biệt khác của bộ sách "Huyền lục thư" là tác giả đem đến cho người đọc những kiến thức cơ bản nhất, từ khái niệm Kanji, đến các lưu ý khi viết, đọc và cách học bộ thủ.
Nói về bộ thủ trong tác phẩm này, tác giả Thanh Thanh Huyền cho biết: “Bộ thủ chắc hẳn ai học Kanji cũng đã từng nghe, học và ứng dụng. Tuy nhiên, chỉ có những ai học qua rồi mới biết việc học bộ thủ trước đây có những khó khăn, bất cập nào và thiếu sót. Bộ sách của chúng tôi chú trọng vào việc khai thác triệt để bộ thủ cho người học ngay từ đầu, dựa trên sự đổi mới về tư duy. Điều này giúp người học không chỉ hiểu về nghĩa, mà còn hiểu được những tính chất đặc trưng của mỗi bộ thủ. Chính vì vậy, danh sách bộ thủ trong sách có tên là bộ thủ cải tiến”.
![]() |
Tác giả của bộ sách - doanh nhân Thanh Thanh Huyền - sở hữu bằng N1 (178/180) và từng có vài năm sinh sống, làm việc tại Nhật Bản. |
Đứng ở nhiều góc độ, từ người học, người dạy tiếng Nhật đến biên phiên dịch và người Việt sinh sống - làm việc tại Nhật, và giờ là doanh nhân tiếp xúc, đàm phán bằng tiếng Nhật với các đối tác, Thanh Thanh Huyền hiểu rõ thực trạng, vấn đề mà người Việt gặp phải khi học tiếng Nhật, cũng như cách giải quyết những khúc mắc đó. Vì thế, Thanh Thanh Huyền đã quyết định cùng đồng sự ra mắt bộ sách này với những đánh giá mang tính toàn diện, khách quan và đầy sâu sắc về tiếng Nhật và từ đó tạo hệ thống tư duy căn bản để khai sinh ra phương pháp học tập mới mang tên Lục thư cải tiến.
Đây là một phương pháp mới, khắc chế được những điểm yếu của tất cả các phương pháp hiện hành, đồng thời khơi gợi nên niềm cảm hứng học tập cho người học.
Bộ sách "Huyền lục thư - học Kanji bằng lục thư cải tiến" ra mắt độc giả vào tháng 8, được đánh giá là sản phẩm có thể khắc chế những nhược điểm của lục thư gốc và ứng dụng thành công lục thư cải tiến để học Kanji.
Bình luận