Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Học sinh vi phạm giao thông: Hiệu trưởng bị xem xét

Mới đây, Sở GD&ĐT TP HCM có chỉ đạo các trường học, cơ sở giáo dục tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống tụ tập, đua xe trái phép, hoặc chạy xe gây rối trật tự công cộng, học sinh điều khiển xe gắn máy trên 50cc khi chưa có giấy phép lái xe.

Học sinh vi phạm giao thông: Hiệu trưởng bị xem xét

Mới đây, Sở GD&ĐT TP HCM có chỉ đạo các trường học, cơ sở giáo dục tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống tụ tập, đua xe trái phép, hoặc chạy xe gây rối trật tự công cộng, học sinh điều khiển xe gắn máy trên 50cc khi chưa có giấy phép lái xe.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Trần Khắc Huy, Trưởng phòng Công tác học sinh - sinh viên, Sở GD&ĐT TP HCM xung quanh vấn đề này.

Học sinh vi phạm giao thông: Hiệu trưởng bị xem xét

Ông Trần Khắc Huy

Cổ vũ, đua xe trái phép bị xử lý nặng nhất

- Thưa ông, thống kê từ phòng cảnh sát giao thông đường bộ, công an TP HCM gửi về Sở GD&ĐT, đến nay đã có bao nhiêu trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông?

- Tính riêng tháng 8 và tháng 9 đã có 72 trường hợp vi phạm luật giao thông là HS THPT, chỉ vài HS là học THCS. Trong đó, khoảng 90% do chưa có giấy phép lái xe. Số còn lại do dàn hàng ngang, không đội mũ bảo hiểm, đánh võng, chở ba...

Hiện Sở vẫn đang chờ danh sách HS vi phạm luật giao thông tháng 10 để gửi các trường xử lý.

- Đối với những trường hợp này, các trường sẽ xử lý các em như thế nào?

- Theo quy trình xử phạt ở các trường: Khi nhận được danh sách HS vi phạm luật giao thông, trường sẽ yêu cầu HS có tên trong danh sách viết bảng kiểm điểm. Kế đó là nhà trường mời phụ huynh lên trường làm việc, ký bản cam kết. Cuối cùng là hạ hạnh kiểm HS đó kèm với bị cô giáo chủ nhiệm nhắc nhở trước lớp.

Tuy nhiên, với những HS vi phạm 1 lần và có dấu hiệu cải thiện tốt cuối học kì thì vẫn được châm chước. Đây là biện pháp vẫn áp dụng trong nhiều năm nay.

- Biện pháp xử lý nặng nhất là gì? Trường hợp như thế nào sẽ bị phạt nặng?

- Dĩ nhiên các trường không thể sử dụng biện pháp nặng đối với các em được. Ngay cả việc đuổi học cũng sẽ gây phản ứng và không phù hợp với môi trường giáo dục.

Đặc biệt, gần đây có một số HS tham gia đua xe, cổ vũ. Chúng tôi vẫn đang chờ danh sách những HS này từ phòng cảnh sát giao thông. Những trường hợp này sẽ bị xử lý nặng nhất: Đó là kiên quyết hạ hạnh kiểm, không được châm chước, nêu tên trước toàn trường để cảnh cáo.

Từ trước tới nay, trường hợp được coi là sẽ bị xử phạt nặng nhất tại trường khi HS không nghe hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. Nhưng năm nay, vi phạm nặng nhất là tham gia đua xe, cổ vũ trái phép, gây mất trật tự giao thông đường phố. Hiệu trưởng, nhà trường cũng bị đưa ra đánh giá.

- Hiện nay, ở một số trường vẫn giữ xe gắn máy trên 50cc cho HS ngay trong khuôn viên, hoặc kế trường học, Sở GD& ĐT sẽ xử lý tình trạng như thế nào?

- Chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát một số trường giữ xe máy trên 50cc và được biết là xe của những HS đã có giấy phép lái xe (Những em học muộn, lưu ban từ 18 tuổi trở lên). Ngoài ra, một số là giữ xe cho người bên ngoài.

Vì thế, sắp tới, phòng sẽ tham mưu với ban giám đốc để yêu cầu hiệu trưởng các trường xem xét lại vấn đề này. Môi trường giáo dục mà để người bên ngoài vào giữ xe cũng không hay lắm.

- Nếu trường học vi phạm hoặc có nhiều HS vi phạm liên tiếp có bị xử lý gì không?

- Đây là năm học đầu tiên Sở GD&ĐT áp dụng biện pháp đánh giá thi đua đối với cả hiệu trưởng lẫn cơ sở trường học nếu để tình trạng HS vi phạm luật giao thông liên tiếp. Các năm trước, Sở chỉ thống kê danh sách HS vi phạm là chính chứ chưa có biện pháp xử lý với các trường.

Riêng trường nào bị phát hiện vẫn giữ xe gắn máy trên 50cc cho HS chưa có giấy phép lái xe, Sở sẽ yêu cầu chấm dứt và trường đó cũng sẽ bị đưa vào đánh giá cuối năm.

- Vậy đối với các hộ gia đình, nơi giữ xe phân khối lớn cho HS khu vực quanh trường học thì sao?

- Các trường sẽ có văn bản phối hợp với chính quyền địa phương khu vực đó để vận động những nơi này không giữ xe gắn máy trên 50cc cho HS chưa có giấy phép lái xe.

Giáo dục, xử phạt ở trường vẫn chưa đủ

- Ông có cho các biện pháp trên sẽ có hiệu quả?

- Thực ra, các biện pháp trên chỉ có hiệu quả chừng mực nào đó. Thực tế, không còn cách nào khác ngoài việc chính phụ huynh không nên tạo điều kiện (mua xe gắn máy, để con đi xe gắn máy... khi chưa đủ tuổi) cho HS vi phạm luật giao thông. Tôi cho rằng, ý thức người dân, phụ huynh vẫn là quan trọng nhất.

Mặc dù, đầu năm học, giữa nhà trường, phụ huynh, HS có làm cam kết thực hiện tốt luật giao thông, nhưng khi HS vi phạm, chúng tôi không thể mạnh tay đuổi học nếu em này liên tục tái phạm.

Đồng ý là HS có thể nhà xa, cha mẹ không tiện đưa đón, nhưng phụ huynh cũng không nên sắm xe phân khối lớn hoặc đắt tiền cho con.

Học sinh vi phạm giao thông: Hiệu trưởng bị xem xét

Qua mặt cảnh sát giao thông.

- Với các biện pháp trên, Sở GD&ĐT có lường trước những “mánh khóe” của HS để lách luật hay không?

- Dĩ nhiên là có. HS nhiều trò lắm. Như trường học không cho gửi xe thì gửi xe trong chợ, trong nhà dân. Dân không cho HS gửi thì khoác áo bình thường. Gửi xong lại vào toilet thay đồng phục HS. Ra đường HS mang trang phục bình thường hoặc khoác áo khoác... để tránh cảnh sát giao thông...

- Sắp tới, Sở GD&ĐT có biện pháp nào hữu hiệu hơn không?

- Chúng tôi đang rất mong có sự phối hợp của cảnh sát giao thông, dân phòng... túc trực ngay trước cổng trường đầu giờ học hoặc tan học để xử phạt ngay tại chỗ. Trực một thời gian rồi các em cũng sẽ... “ớn” và không dám đi xe phân khối lớn đến trường.

Bên cạnh đó, tôi cũng hy vọng, luật giao thông quy định xử phạt nặng hơn đối với những HS chưa đủ tuổi điều khiển xe gắn máy trên 50cc. Biện pháp giáo dục trong nhà trường chỉ có thể hạn chế một phần nào đó.

- Xin cám ơn ông về cuộc trao đổi!

Bắt HS vi phạm ngay trong khuôn viên trường

Công an quận Thủ Đức vừa gửi Sở GD&ĐT TP.HCM văn bản phối hợp thực hiện hạn chế tình trạng HS vi phạm luật lệ an toàn giao thông.

Tại quận Thủ Đức, từ tháng 4, cảnh sát giao thông cùng công an tại 12 phường đã thường xuyên có mặt tại khu vực gần trường học, thậm chí trong khuôn viên trường để “bắt tại trận” những HS vi phạm luật giao thông.

Công an quận Thủ Đức cũng nhắc nhở Trường THPT Tam Phú tổ chức giữ xe gắn máy cho HS chưa đến tuổi điều khiển ngay trong khuôn viên trường. Ngoài ra, đội cảnh sát giao thông được chỉ đạo tiếp tục ghi hình, quay phim hình ảnh học sinh vi phạm luật giao thông để gửi tới ban giám hiệu nhà trường. Theo đó, trường học gửi thông báo đến địa phương để ban điều hành khu phố kiểm điểm, xét thi đua danh hiệu gia đình văn hóa.

Những hộ dân, cơ sở nhận giữ xe gắn máy cho HS chưa đủ tuổi điều khiển hoặc chưa có giấy phép lái xe bị phát hiện cũng sẽ bị xử lý.

Theo VTC

Theo VTC

Bạn có thể quan tâm