Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Học sinh xem phim sex

Trong số 96 học sinh (HS) lớp 9 được khảo sát ở TP.HCM, có 77 Học sinh (chiếm 80,2%) cho biết “đã xem” phim sex, trong khi tỷ lệ “đã coi” ở học sinh THPT (lớp 10 và 12) chỉ là 35,2%.

Học sinh xem phim sex

Trong số 96 học sinh (HS) lớp 9 được khảo sát ở TP.HCM, có 77 Học sinh (chiếm 80,2%) cho biết “đã xem” phim sex, trong khi tỷ lệ “đã coi” ở học sinh THPT (lớp 10 và 12) chỉ là 35,2%.

Học sinh xem phim sex
Ảnh minh họa

 Tương tự, ở câu hỏi: đã coi “phim Vàng Anh” chưa?”, 61,5% học sinh lớp 9 đã coi và tỷ lệ này ở học sinh THPT là 26,7%. Nếu tính chung cả HS THPT và THCS, tỷ lệ HS đã xem phim “Vàng Anh” là 38,5%.

Có là chuyện bình thường?

Lý do khiến các em xem phim sex thật đa dạng. Một HS lớp 9 cho biết: “Em thấy các lý do như vì tò mò, vì nhu cầu tìm hiểu, vì bạn rủ hay chứng tỏ… đều đúng!”. Lý do khác được HS đề cập là: vì thực tế, vì nó (phim sex) gây kích động”…

Con đường phim sex được phát tán trong HS cũng thật “phong phú”. Có em cho biết: “Em xem phim sex là do… ông em xem, em vô tình nhìn thấy”. Có em thì mở e-mail của bạn mình gửi và được xem mà không biết trước đó là phim sex. Có em nêu lý do: “Do bạn mang vào lớp cho coi!”, “do uống cà phê” (ý nói xem ngoài quán cà phê)…

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, ở HS THPT, có đến 42,4% cho rằng coi vì “có nhu cầu tìm hiểu giới tính”; những nguyên do khác là: vì “tò mò” (41%) vì “bạn rủ” (10,6%). Trong khi ở học sinh lớp 9, “đáp án” coi “vì tò mò” được lựa chọn nhiều nhất (37,6%), coi vì “có nhu cầu” (27,2%) coi theo “phong trào” (26%) và coi vì “bạn rủ” (23,3%). Internet hiện không còn là xa lạ với phần đông HS nên có đến 64,5% HS lớp 9 và 22,4% HS THPT chọn tìm hiểu về giới tính qua mạng Internet. Điều đáng nói là lứa tuổi HS bậc THCS xem phim sex vượt hẳn lứa HS THPT. Cụ thể gần 91% HS lớp 9 và 77,2% HS THPT đã xem loại phim này qua mạng.

Có vẻ như chuyện xem phim sex đã trở thành “chuyện nhỏ” của không ít HS ở độ tuổi 15-18. Điều này được chứng minh khi có đến 28% HS THPT và 32% HS lớp 9 cảm nhận sự cố “Vàng Anh” chỉ là “chuyện bình thường”; 32,5% HS nhận định xem nhiều lần và 11,3% cho rằng xem thường xuyên.

“Lật bài ngửa”

Lý giải điều này, Tiến sĩ tâm lý Đinh Phương Duy – Chủ tịch Hội Tâm lý TP.HCM cho rằng: “Theo tôi, tỷ lệ HS THCS xem phim sex nhiều hơn HS THPT  là do đặc điểm của lứa tuổi dậy thì, tuyến sinh dục phát triển, nhu cầu tìm hiểu về giới tính mạnh mẽ, các em lại chưa ý thức được chuyện xem phim sex là như thế nào, nên tò mò xem. Đối với HS THPT, các em đã dậy thì từ hai – ba năm trước, thời kỳ nhạy cảm của lứa tuổi đã qua, lại phải học hành nhiều thứ nên chuyện giới tính, tình dục hay phim sex không còn là chuyện chiếm nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, tôi thật bất ngờ khi tỷ lệ HS THCS coi phim sex lại cao đến vậy! Điều này rất đáng phải xem xét và cân nhắc về cách thức giáo dục đối với HS hiện nay”.

Theo ông Trần Diệu Tôn – Hiệu trưởng trường THCS Hoàng Văn Thụ, Q.10, văn hóa mạng ngày càng phổ biến, chuyện cấm HS vào các trang web “đen” là không thể nên cách tốt nhất là phải giúp HS “miễn nhiễm” với những trang web này.

Vấn đề có liên quan đến giáo dục giới tính (GDGT). Trong khảo sát, trước câu hỏi đề cập đến nội dung những bài học liên quan đến GDGT hiện nay trong học đường, có 39,5% HS nhận xét nội dung những bài học về giới tính là “không đầy đủ”; 11% HS cho là “khó hiểu”.

Để thoải mái hơn trong những giờ học về giới tính, 62,5% ý kiến đồng tình với phương án để HS nam và HS nữ học riêng. Điều đáng nói là hiện nay, người lớn (thầy cô giáo và cha mẹ HS) thường tránh né khi con trẻ đề cập đến chuyện tình dục. Hiệu trưởng một trường THPT thừa nhận: “Giáo dục giới tính là quan trọng, nhưng ở cả bậc phổ thông và đại học chúng ta đang xem nhẹ, nên khi trở thành giáo viên đứng trên bục giảng, khi HS hỏi về vấn đề này, ácc thầy cô giáo lại không có đủ bản lĩnh để “trao đổi” một cách trơn tru".

Cũng theo TS Đinh Phương Duy: “Cách thức GDGT lâu nay là không được cởi mở và cần có sự thay đổi. Tôi nghĩ, ngày nay, khi con trẻ có nhiều thông tin thì cha mẹ phải chủ động chia sẻ thông tin với các em – nghĩa là phải chủ động trò chuyện cởi mở về những vấn đề thuộc về lứa tuổi. Chẳng hạn, khi nói về tình dục thì hãy sử dụng từ “tình dục” một cách thông thường (đừng xem từ này là cấm kỵ). Như vậy, chúng ta đã “lật bài ngửa”, các em sẽ không còn muốn độc chiếm thông tin cho riêng mình và mang đi chia sẻ với các bạn một cách lén lút”.

Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ HS tìm hiểu về giới tính qua cha mẹ là rất ít – 14,4%. Ông Lê Huy Cảnh, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Hiền (Q.11) cho rằng đây là chuyện “lớn” nhưng người lớn chúng ta lại chưa thực sự để tâm!”.

Minh Nhật

Theo Phụ Nữ

Theo Phụ Nữ

Bạn có thể quan tâm