Nếu muốn bay đôi, khách sẽ phải nộp phí dịch vụ bay khoảng 700.000 đồng cho một lần bay chưa bao gồm các chi phí đi lại, ăn uống. Ảnh Dương vdt |
Vũ Đoàn Thùy Dương, thành viên CLB bay dù Vietwings Hà Nội cho biết các điểm bay đều ở xa Hà Nội như ở Hòa Bình, Thanh Hóa, Yên Bái, Đà Nẵng, Đà Lạt, Nha Trang, Phan Thiết... nên thường khá tốn kém. Chi phí cho mỗi ngày đi bay các cá nhân đều phải tự túc, bao gồm phương tiện đi lại, chi phí ăn uống, thuê dù (nếu có), chi phí trả cho người dân địa phương ở điểm cất cánh và hạ cánh (nếu có), chi phí xe ôm chở dù hoặc porter vác dù lên điểm cất cánh….
Mỗi buổi đi thấp nhất khoảng trên 200.000 đồng đối với những điểm cách Hà Nội 30-50km. Còn với những điểm bay ở xa hơn như Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt…thì thường sẽ phải đi mất vài ngày và chi phí còn cao hơn rất nhiều.
Nếu khách muốn bay đôi, khách sẽ phải nộp phí dịch vụ bay khoảng 700.000 đồng cho một lần bay chưa bao gồm các chi phí đi lại, ăn uống.
Đăng kí học ở đâu, bao nhiêu tiền?
Bay trên đồi Bù- Hòa Bình. Hiện tại Câu lạc bộ Vietwings Hanoi đang thu học phí khoảng 4 triệu đồng một khóa. |
Ở Hà Nội có hai Câu lạc bộ có thể đăng kí học bay với dù lượn là Câu lạc bộ Vietwings Hanoi và Hanoi Paragliding. Hiện tại Câu lạc bộ Vietwings Hanoi đang thu học phí khoảng 4 triệu đồng một khóa. Thời gian học để có thể bay được tùy khả năng của mỗi người. Có thể sau 4-5 buổi học tập cất cánh trên đồi, học viên sẽ được thả bay solo dưới sự điều khiển của huấn luyện viên hoặc có thể phải tập nhiều buổi hơn mới được thả bay.
Sau khi được thả bay solo, học viên sẽ tiếp tục tập mặt đất về kỹ thuật nâng dù, điều chỉnh dù cân đối để phục vụ cho việc cất cánh khi bay tốt hơn đồng thời sẽ được cho luyện tập các kỹ thuật bay trên không để nâng cao trình độ. Lịch học bay thường không cố định, phụ thuộc vào thời tiết và thời gian sắp xếp của huấn luyện viên.
Thủ tục đăng kí học môn dù lượn bao gồm sơ yếu lí lịch, đơn xin gia nhập CLB, giấy khám sức khỏe (theo mẫu thi bằng lái xe). Những người có bệnh tim mạch, huyết áp hay bệnh về thần kinh không nên tham gia bộ môn dù lượn này. Người chơi cũng cần có sức khỏe tốt để có thể mang vác dù, chạy đà, leo núi.
Tránh chấn thương khi bay dù thế nào?
Vật bất ly thân để giúp người chơi chủ động và an toàn là các thiết bị điện tử gồm GPS giúp dẫn đường định vị, Vario- thiết bị dùng để xác định độ cao, Wind Meter thiết bị đo vận tốc gió và bộ đàm liên lạc. Ảnh FB Giang Diễm Quỳnh- Duong Vdt |
Dù lượn là môn thể thao mạo hiểm nhiều rủi ro nhưng nếu người chơi nắm vững kiến thức về thời tiết, khí động học, nắm vững kỹ thuật bay dù thì sẽ luôn cảm thấy đó là một bộ môn an toàn. Người chơi trước khi bay phải học các biện pháp an toàn bay, kỹ năng xử lý tình huống ứng phó với rủi ro.
Tránh bay vào những vùng có gió quẩn, không bay khi tốc độ gió quá mạnh, khi bay thấy các cơn giông đang kéo đến phải nhanh chóng hạ cánh để tránh bị mây hút. Khi gặp sự cố trên không, cần phải bình tĩnh để xử lý tình huống tránh gây tai nạn nguy hiểm cho bản thân.
Khi đến điểm cất cánh, người chơi phải khảo sát kỹ về đường băng, đo gió. Nếu điều kiện cho phép có thể bay, người chơi sẽ lên đỉnh núi trải dù để chuẩn bị đón gió tung ra bầu trời.
Để điều khiển dù lượn an toàn, ngoài các hiểu biết về kỹ thuật, người chơi phải nắm rõ nguyên lý hoạt động của gió cũng như các cột khí nóng. Có hai kiểu cất cánh là xuôi gió và ngược gió. Khi ít gió hay khi không có gió, người chơi phải cất cánh xuôi, có nghĩa là chạy về phía trước, mặt nhìn về nơi xuất phát của gió để có thể bơm căng cánh dù và chạy lấy đà. Khi gió vừa đủ mạnh, người chơi có thể cất cánh ngược, mặt của phi công nhìn vào dù sau đó dùng động tác đưa dù lên đỉnh đầu và xoay người lại để lấy đà cất cánh.
Vật bất ly thân để giúp người chơi chủ động và an toàn là các thiết bị điện tử gồm GPS giúp dẫn đường định vị, Vario- thiết bị dùng để xác định độ cao, Wind Meter thiết bị đo vận tốc gió và bộ đàm liên lạc.