Học viện Báo chí và Tuyên truyền chỉ xét tuyển bằng 3 phương thức. Ảnh: AJC. |
Năm 2023, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tiếp tục bỏ kỳ thi năng khiếu báo chí và chỉ xét tuyển bằng 3 phương thức, bao gồm xét học bạ, xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh và học bạ, căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Năm nay, trường dự kiến tuyển sinh 2.400 chỉ tiêu, trong đó 1.950 chỉ tiêu cho hệ chính quy cấp bằng thứ nhất và 450 chỉ tiêu vào hệ chính quy cấp bằng thứ hai.
Trường chia các chương trình đào tạo thành 4 nhóm, bao gồm nhóm 1 (Báo chí), nhóm 2 (các ngành khối lý luận), nhóm 3 (ngành Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam) và nhóm 4 (các ngành về truyền thông, quảng cáo, quan hệ quốc tế).
Trong số 1.950 chỉ tiêu, Học viện Báo chí và Tuyên truyền dành 15% để xét học bạ. Tùy nhóm ngành, điểm xét tuyển bằng điểm trung bình 5 học kỳ THPT (trừ kỳ II lớp 12) cộng điểm trung bình 5 học kỳ các môn Ngữ văn hoặc Lịch sử hoặc Tiếng Anh nhân hệ số 2.
Với phương thức xét học bạ, nhà trường dự kiến dành 15% chỉ tiêu. Tùy nhóm ngành, điểm xét tuyển sẽ bằng tổng điểm trung bình năm học kỳ THPT (trừ kỳ II lớp 12), điểm trung bình năm học kỳ các môn Ngữ văn, hoặc Lịch sử hoặc Tiếng Anh.
Với xét tuyển kết hợp (15% chỉ tiêu), trường ưu tiên xét tuyển với thí sinh có IELTS tối thiểu 6.5 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh tương đương khác; SAT 1200/1600; điểm trung bình học tập của 5 học kỳ bậc THPT từ 7 trở lên, hạnh kiểm tốt 5 học kỳ bậc THPT (không tính học kỳ II năm lớp 12).
Với xét kết quả từ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, trường dành 70% chỉ tiêu. Các tổ hợp được dùng để xét tuyển gồm A16 (Toán, Văn, Khoa học tự nhiên), C00 (Văn, Sử, Địa), C03 (Văn, Toán, Sử), C15 (Văn, Toán, Khoa học xã hội), D01 (Văn, Toán, Tiếng Anh), D14 (Văn, Sử, Tiếng Anh), D72 (Văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh) và D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh).
Sách dành cho thời thanh xuân đã qua của bạn
Dành cho những độc giả muốn hoài niệm về một thời thanh xuân đã qua (hoặc chưa từng qua), mục Giáo dục trân trọng giới thiệu Ai đó chạy cùng ta, câu chuyện về tình yêu, về tuổi trẻ "tuột xích", về hành trình trưởng thành, đặt trong bối cảnh xã hội Israel hiện đại; hay Nắp biển, một lời tự sự của người ưa hoài niệm trong những khoảnh khắc cô đơn chỉ biết nhớ về những điều đã cũ; hoặc thân thuộc hơn, 8 bộ manga nổi tiếng về chủ đề thanh xuân.