Nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn. Ảnh: Khương Nguyễn. |
Chiều 17/8, Học viện Ngân hàng công bố điểm trúng tuyển năm 2024. Ngành lấy điểm chuẩn cao nhất là Luật kinh tế với 28,13 điểm. Với mức này, trung bình mỗi môn thí sinh phải đạt hơn 9 điểm mới trúng tuyển.
Nhiều ngành khác lấy điểm chuẩn trên 26 như: Kinh doanh quốc tế, Kế toán, Kiểm toán, Tài chính, Ngân hàng, Ngân hàng số, Kinh tế đầu tư, Quản trị kinh doanh, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
Những ngành còn lại đều trên 25 điểm, thấp nhất là ngành Quản trị du lịch với 25,6 điểm, cụ thể là:
Điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội năm 2024 từ 22,85 đến 28,85, cao nhất ở ngành Luật Kinh tế, tổ hợp C00. Tiếp đến là ngành Luật, cũng ở tổ hợp C00 với 28,15 điểm. Ngành Luật đào tạo tại phân hiệu Đăk Lăk thấp nhất với 22,85 điểm ở mọi tổ hợp. Cụ thể như sau:
Điểm trúng tuyển năm 2024 của Đại học Ngân hàng TP.HCM dao động từ 20,45-26,36 điểm. Trong đó, ngành Kinh doanh quốc tế là ngành lấy điểm chuẩn cao nhất (26,36 điểm). Một ngành khác lấy điểm chuẩn trên 26 là Marketing với 26,1 điểm.
Các ngành lấy điểm chuẩn trên 25 tại trường này bao gồm Kinh tế quốc tế (25,5 điểm), Ngôn ngữ Anh (25,05 điểm), Tài chính Ngân hàng (25,47 điểm), Kế toán (25,29 điểm), Hệ thống thông tin quản lý (25,24 điểm), Công nghệ tài chính (25,43 điểm), Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (25,8 điểm).
Đại học Hùng Vương TP.HCM áp dụng điểm chuẩn chung 15 cho tất cả 19 ngành tuyển sinh. Còn ở phương thức xét học bạ, điểm chuẩn chung là 18 điểm.
Ngay khi công bố điểm chuẩn, nhà trường thông báo tuyển sinh bổ sung hàng trăm chỉ tiêu cho các ngành, ví dụ Công nghệ thông tin (95 chỉ tiêu), Quản trị kinh doanh (74 chỉ tiêu), Tài chính ngân hàng (61 chỉ tiêu), Marketing (42 chỉ tiêu)...
Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng dẫn đầu điểm chuẩn xét điểm tốt nghiệp của Đại học Y tế Công cộng với 22,95 điểm, tăng 1,15 điểm so với năm ngoái. Ba ngành khác lấy trên 20 điểm gồm Công tác xã hội, Dinh dưỡng và Kỹ thuật xét nghiệm y học. Ngành Y tế công cộng lấy điểm thấp nhất với 17,5 điểm. Cụ thể như sau:
Tại Đại học Dược Hà Nội, ngành Dược học có điểm chuẩn cao nhất với 25,51 điểm, tăng 0,51 so với năm ngoái. Tiếp đến là ngành Hóa Dược với 25,31 điểm (tăng 0,41). Hai ngành Hóa học và Công nghệ sinh học cùng lấy trên 24 điểm.
Ở phương thức xét điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội, ngành Dược học lấy 65,86 điểm, với tổ hợp K00 (Toán, Đọc hiểu, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh). Cụ thể như sau:
Điểm chuẩn phương thức xét tuyển tổng hợp của Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) cao nhất là 84,16 điểm ở ngành Khoa học máy tính (chương trình tiêu chuẩn), tiếp đó là ngành Kỹ thuật máy tính với 82,87 điểm.
Ngành Kỹ thuật cơ điện tử cũng lấy điểm chuẩn trên 80, cụ thể là 81,33 điểm còn ngành Logistics và Hệ thống công nghiệp cũng lấy 80,1 điểm.
Công thức tính điểm cho phương thức này gồm 90% điểm thành tố học lực, 5% thành tích cá nhân và 5% hoạt động xã hội, văn thể mỹ.
Trong đó, thành tố học lực bao gồm: Kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM hoặc Đại học Quốc gia Hà Nội (70%), kết quả thi tốt nghiệp THPT (20%) và điểm học tập ở bậc THPT (10%).
Để trúng tuyển Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), thí sinh phải đạt tối thiểu 8,13 điểm/môn trong tổ hợp xét tuyển. Nhìn chung, điểm chuẩn năm 2024 ở các ngành không quá chênh lệch so với năm 2023, tăng trung bình 0,39 điểm.
Năm nay, ngành lấy điểm chuẩn cao nhất tại trường là Thương mại điện tử (27,44 điểm) còn ngành lấy thấp nhất là Quản lý công (24,39 điểm). Hai ngành khác của trường có điểm chuẩn trên 27 là Hệ thống thông tin quản lý (Chương trình Co-operative Education, bắt đầu tuyển sinh năm 2024) với 27,25 điểm và Digital Marketing với 27,1 điểm.
Tại Đại học Luật TP.HCM, ngành lấy điểm chuẩn cao nhất là Luật ở tổ hợp C00, cụ thể là 27,27 điểm. Ngành Luật thương mại quốc tế có điểm chuẩn cao thứ 2 với 26,1 điểm, áp dụng cho 4 tổ hợp xét tuyển là A01, D01, D66 và D84.
Ngôn ngữ Anh cũng lấy điểm khá cao ở tổ hợp D84, thí sinh phải đạt 25,66 điểm trở lên mới có thể trúng tuyển.
Trong khi đó, ngành Quản trị kinh doanh tại trường lấy điểm chuẩn thấp nhất, đều là 22,56 điểm ở 4 tổ hợp A00, A01, D01 và D84.
16-17 điểm là ngưỡng trúng tuyển cho các ngành tuyển sinh năm 2024 của Đại học Quốc tế Sài Gòn.
Ví dụ, điểm chuẩn ngành Luật kinh tế, Khoa học máy tính, Quản trị kinh doanh, Quan hệ công chúng... là 17 điểm.
Trong khi đó, ngành Công nghệ giáo dục, Kế toán, Đông phương học, Quản trị khách sạn... chỉ yêu cầu sinh viên đạt 16 điểm là trúng tuyển.
Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) chính thức công bố điểm chuẩn cho tất cả các ngành đào tạo trình độ đại học chính quy theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 cùng một số phương thức khác.
Ở phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2024, ngưỡng trúng tuyển là 16-21 điểm. Cụ thể, các ngành Công nghệ thông tin, Dược học có điểm chuẩn cao nhất là 21 điểm. Tiếp đó, các ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, Quản trị kinh doanh, Marketing, Truyền thông đa phương tiện có điểm chuẩn 20 điểm.
Một số ngành có điểm chuẩn 18-19 gồm Công nghệ ôtô điện, Digital Marketing, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Thiết kế đồ họa, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học...
Đại học Thương mại lấy điểm chuẩn 25-27 điểm cho tổ hợp 3 môn thi tốt nghiệp, cao nhất ở ngành Marketing thương mại. Cụ thể như sau:
Đại học Kinh tế quốc dân lấy điểm chuẩn cao nhất ở ngành Thương mại điện tử với 28,02 điểm. Điểm chuẩn các ngành còn lại đều không dưới 26,57. Cụ thể như sau:
Đại học Hòa Bình lấy điểm chuẩn theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT như sau:
Học viện Kỹ thuật Quân sự thông báo điểm trúng tuyển của thí sinh nam miền Bắc là 26,13 điểm, thí sinh nam miền Nam là 25,46 điểm. Trong khi đó, với thí sinh nữ miền Bắc, điểm chuẩn lên đến 27,71 điểm, thí sinh nữ miền Nam là 26,52 điểm.
Đây là trường quân sự đầu tiên cũng đã công bố điểm chuẩn theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
Hội đồng tuyển sinh của Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM cũng đã công bố điểm chuẩn cho 20 ngành đào tạo chính quy tại trường.
Điểm chuẩn các ngành dao động từ mức 15-20 điểm, trong đó các ngành sử dụng môn Tiếng Anh để xét tuyển chính như Ngôn ngữ Anh, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế... sẽ nhân hệ số 2.
So với năm 2023, điểm chuẩn nhiều ngành của trường này điều chỉnh giảm, ví dụ ngành Ngôn ngữ Anh giảm từ 21,5 điểm xuống còn 20 điểm, ngành Công nghệ thông tin giảm từ 16 điểm xuống 15 điểm.
Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM công bố ngưỡng trúng tuyển của 36 ngành đào tạo là 16-21 điểm. Ngành lấy điểm chuẩn cao nhất là Quan hệ quốc tế (21 điểm), theo sau đó là Kinh tế quốc tế và Tài chính quốc tế (cùng lấy 20 điểm).
Nếu đạt 16 điểm, thí sinh có thể trúng tuyển nhiều ngành tại UEF như Kế toán, Kiểm toán, Quản trị khách sạn, Thiết kế đồ họa hoặc các ngành ngôn ngữ như Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc...
Hội đồng tuyển sinh Đại học Gia Định lấy điểm chuẩn 15 cho tất cả ngành học tuyển sinh theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2024.
35 ngành tuyển sinh của Đại học Đại Nam lấy điểm chuẩn 16-22,5 điểm. Hai ngành duy nhất lấy điểm chuẩn trên 20 của trường này là Y khoa (22,5 điểm) và Dược học (21 điểm). Ngành Điều dưỡng yêu cầu thí sinh đạt từ 19 điểm trở lên mới có thể trúng tuyển.
Ngoài điểm chuẩn phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, trường này cũng công bố điểm chuẩn phương thức xét học bạ. Theo đó, Y khoa và Dược học tiếp tục là 2 ngành lấy ngưỡng trúng tuyển cao nhất là 24 điểm, đồng thời thêm tiêu chí phụ là học lực lớp 12 phải đạt loại giỏi.
Đại học Phương Đông thông báo điểm chuẩn theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 trong khoảng 15-24 điểm. Ngành Ngôn ngữ Trung có điểm chuẩn cao nhất. Tiếp đến là các ngành Truyền thông đa phương tiện, Kiến trúc với 20 điểm. Cụ thể như sau:
Trường Quốc tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng đã công bố điểm chuẩn ngay chiều 17/8. Mức điểm chuẩn theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT dao động 21-25,15 điểm.
Ngôn ngữ Anh là ngành có điểm chuẩn cao nhất, trong đó, môn ngoại ngữ phải đạt từ 6 điểm.
Tiếp đến là các ngành Phân tích dữ liệu kinh doanh với 24,05 điểm, ngành Kinh doanh quốc tế với 23,5 điểm. Điểm chuẩn cụ thể các ngành và tiêu chí phụ như sau:
Hội đồng tuyển sinh Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã họp và công bố mức điểm chuẩn trúng tuyển theo phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Theo đó, điểm trúng tuyển đại học chính quy dao động từ 15-22,5 điểm tùy ngành, có ngành tăng 1-3 điểm so với năm trước.
Hai ngành lấy điểm chuẩn cao nhất là Y khoa và Răng - Hàm - Mặt với 22,5 điểm, theo sau đó là Dược học, Y học cổ truyền (21 điểm). Ngưỡng trúng tuyển của các ngành này không thay đổi so với mùa tuyển sinh năm 2023.
Cùng ngày, Đại học Hoa Sen cũng đã công bố điểm chuẩn 2024. Trong số 30 ngành tuyển sinh của năm 2024, Kinh tế thể thao là ngành lấy điểm chuẩn cao nhất với 19 điểm, theo sau đó là Marketing, Trí tuệ nhân tạo, Kỹ thuật phần mềm và Ngôn ngữ Anh, đều lấy 18 điểm.
Các ngành lấy điểm chuẩn thấp nhất (15 điểm) là Thiết kế thời trang, Thiết kế nội thất và Thiết kế đồ họa, trung bình mỗi môn 5 điểm là có thể trúng tuyển.
5 ngành tại Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương có điểm chuẩn dao động 19-25,4 điểm. Đây là trường đầu tiên thuộc khối sức khỏe công bố điểm chuẩn.
Ngành Y khoa có mức điểm chuẩn cao nhất. Tiếp đến là ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng với 20,5 điểm. Các ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học cùng lấy điểm chuẩn 20. Ngành Điều dưỡng có mức điểm chuẩn thấp nhất, cụ thể như sau:
Ở phía nam, Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM đã chính thức công bố về điểm xét tuyển đợt 1 năm 2024.
Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, 2 ngành lấy điểm chuẩn 16 là Truyền thông đa phương tiện và Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Tiếp đến là ngành Công nghệ thông tin với điểm chuẩn 15,5. Các ngành còn lại lấy điểm chuẩn 15, cụ thể như sau:
Theo thông báo của Đại học Nha Trang, năm 2024, ngành Ngôn ngữ Anh và Marketing lấy mức điểm chuẩn cao nhất (23 điểm). Tiếp đến là ngành Kinh doanh thương mại, lấy 22 điểm.
Phần lớn các ngành kỹ thuật của trường đều tăng từ 0,5 đến 1 điểm so với năm ngoái. Điểm chuẩn cụ thể của các ngành như sau:
Điểm chuẩn của Đại học Y Dược Cần Thơ dao động từ 19,2-25,7 điểm. Trong đó, ngành Y khoa lấy điểm cao nhất là 25,7, theo sau đó là ngành Răng - Hàm - Mặt với 25,65 điểm, ngành Dược học lấy 24,78 điểm còn ngành Y học cổ truyền lấy 24,48 điểm.
Ngành lấy điểm chuẩn thấp nhất năm nay là Y tế công cộng chỉ với 19,2 điểm. Thí sinh đạt 22,1 điểm cũng có thể trúng tuyển ngành Kỹ thuật y sinh (khối A).
4 ngành của Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) có mức điểm chuẩn trên 28. Trong đó, ngành Giáo dục Tiểu học có điểm chuẩn cao nhất, lên đến 28,89 điểm.
Tiếp đó là các ngành Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch Sử, Sư phạm Lịch sử - Địa lý với điểm chuẩn 28,76 điểm. Ngành Giáo dục Mầm non cũng lấy mức điểm chuẩn cao với 27,85 điểm. Điểm chuẩn cụ thể các ngành như sau:
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.