Alonzo Clemons (sinh năm 1958, Mỹ): Khi còn nhỏ, Alonzo Clemons bị chấn thương sọ não và gặp khó khăn trong giao tiếp và gần như không thể học đếm, tính toán hay thắt dây giày, tự ăn uống. Chỉ số IQ của người đàn ông này chỉ khoảng 40. Nhưng tai nạn mang đến cho Alozo điều tuyệt vời khác. Ảnh: Out Front Magazine. |
Khi còn là học sinh, Alozo thường ngồi cuối lớp, nặn những mảnh đất sét thành con vật mình yêu thích. Đêm đến, cậu bé người Mỹ lặng lẽ thực hiện nhiều tác phẩm từ những mẩu nhựa dẻo. Ảnh: Colourfield. |
Hiện Alonzo được xem là một trong những nhà điêu khắc tài năng nhất hành tinh. Chỉ cần nhìn qua mẫu vật một lần, ông có thể điêu khắc nên sản phẩm giống hệt như thật, chính xác đến từng chi tiết dù là nhỏ nhất. Các nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật của Alonzo thường là động vật như linh dương, bò… Ảnh: Youtube. |
Richard Wawro (1952-2006, Scotland): Khi lên 3, Wawro bắt đầu có những biểu hiện của trẻ tự kỷ như thu mình, ám ảnh về sự giống nhau và chỉ quan tâm duy nhất đàn piano. Cậu bé đến từ Scotland không thể giao tiếp. Mãi đến năm 11 tuổi, Wawro mới biết đánh vần chữ cái đầu tiên. Ảnh: Getty. |
Nhưng đằng sau cậu bé tự kỷ này là một tài năng trời phú. Hội chứng bác học đã giúp Wawro trở thành họa sĩ sơn dầu nổi tiếng toàn cầu sau khi các bức vẽ của ông được công bố. Từ khi 3 tuổi, đứa trẻ này đã bộc lộ trí nhớ siêu phàm. Chỉ cần nhìn qua bất kỳ hình ảnh nào một lần, Wawro sẽ vẽ lại chính xác đến từng chi tiết nhỏ. Ảnh: Getty. |
Wawro có niềm đam mê đặc biệt với ánh sáng và bóng tối. Trong suốt cuộc đời của mình, ông đã bán được hơn 1.000 tác phẩm tại 100 cuộc triển lãm. Ông còn nhiều lần được Thủ tướng Margaret Thatcher, Giáo hoàng John Paul II và các chính khách khác đón tiếp. Một giáo sư nghệ thuật tại London (Anh) khi thấy những bức sơn dầu do Wawro vẽ lúc nhỏ và thấy như “bị sét đánh”. Ông đánh giá chúng là sự hòa quyện đến mức đáng kinh ngạc giữa bàn tay tỉ mỉ, tinh tế của một gã thợ cơ khí với con mắt lãng mạn từ một nhà thơ. Trong ảnh là bức tranh Benidorm, Spain Wawro vẽ năm 1979. |
Kim Peek (1951-2009, Mỹ): Người đàn ông đến từ Mỹ được mệnh danh là nhà bác học siêu phàm, bách khoa toàn thư biết đi. Bởi, ông thuộc lòng hơn 7.600 cuốn sách, kể chính xác tên đường cao tốc nối tới từng thành phố, thị xã, quận tại Mỹ. Ngay cả mã vùng, bưu điện, đài phát thanh, truyền hình và mạng điện thoại của từng địa phương cũng nằm trong trí nhớ của thiên tài này. Ảnh: Getty. |
Mắc chứng tự kỷ từ nhỏ, Kim Peek không thể tự chăm sóc bản thân và phải sống phụ thuộc vào cha trong các nhu cầu hàng ngày. Tuy nhiên, thiên tài này sớm bộc lộ khả năng trời phú khi thông thạo 15 lĩnh vực khác nhau như lịch sử, thể thao, vũ trụ, âm nhạc, địa lý… Đặc biệt, ông là một thần đồng toán học và dự báo thời tiết chính xác. Ảnh: Guardian. |
Leslie Lemke (sinh năm 1952, Mỹ): Vừa chào đời, Leslie được chẩn đoán sinh non và mắc chứng bại não. Leslie buộc phải cắt bỏ mắt vì bệnh tăng nhãn áp. Lớn lên, ông mắc chứng tự kỷ nặng nhưng lại sở hữu khả năng hiếm có. Leslie được mệnh danh là thần đồng âm nhạc vì có thể chơi chính xác bản Piano Concerto số 1 của Tchaikovsky một cách hoàn hảo khi mới 6 tháng tuổi. Đáng nói, ông mới chỉ nghe bản nhạc đó một lần duy nhất. Ảnh: Amazon. |
Không được đào tạo về âm nhạc nhưng Leslie biết cách chơi tất cả đạo cụ trên thế giới ở mọi thể loại. Nhờ tài năng này, Leslie sớm trở thành người nổi tiếng trong giới âm nhạc và được mời đi lưu diễn ở nhiều nơi. Ảnh: Vimeo. |
Jonathan Lerman (sinh năm 1987, Mỹ): Jonathan Lerman là người mắc chứng tự kỷ sở hữu chỉ số IQ đáng ngưỡng mộ - 150. Năm 10 tuổi, Lerman bắt đầu vẽ chân dung bằng than chì. Bốn năm sau, những tác phẩm của anh xuất hiện trong các phòng trưng bày nghệ thuật danh giá tại New York, Mỹ. Nhiều bức họa bán được với giá lên tới 1.200 USD và được đánh giá là “phi thường”. Ảnh: NY Times. |
Khi còn nhỏ, Lerman ít nói và được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ. Điều đó khiến cậu bé này gần như không thể giao tiếp với người xung quanh. Nhưng khả năng nghệ thuật thiên bẩm đã giúp Lerman không bị lạc lõng với thế giới. Anh trò chuyện với mọi người qua những bức tranh chì. Tài năng phi thường của Lerman đã truyền cảm hứng cho nhà văn Lyle Rexer viết nên cuốn sách Jonathan Lerman: The Drawings of a Boy with Autism (tạm dịch: Jonathan Lerman: Những bức vẽ của một cậu bé mắc chứng tự kỷ, 1999). Ảnh: Amazon. |
Hội chứng bác học (savant) là ẩn số với y văn thế giới. Những người mắc nó đều sở hữu trí tuệ xuất chúng nhưng bị thiếu khuyết về cảm xúc và mắc một số bệnh tâm lý, thần kinh. Người mắc hội chứng bác học có thể do bẩm sinh hoặc xuất hiện trong quá trình trưởng thành.
Theo Hiệp hội Y khoa Wisconsin, cứ 10 người bị tự kỷ có một bệnh nhân mắc hội chứng bác học. Những người này thể hiện tài kỹ vượt trội trong một lĩnh vực nào đó như toán học, hội họa, âm nhạc, ngôn ngữ…