Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hội đua voi Tây Nguyên không tổ chức lễ đâm trâu

Thay vì tổ chức đâm trâu mừng mùa như đúng truyền thống, năm nay ban tổ chức đã đưa linh vật giết sẵn vào để làm nghi thức.

Tối 12/3, lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn năm 2016 khai mạc tại Trung tâm văn hóa xã Krông Na, UBND huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Ban tổ chức thay đổi một số nội dung, mổ trâu trước rồi đưa các bộ phận như đầu, chân, đuôi… ra làm nghi lễ cúng.

Hoi dua voi Tay Nguyen anh 1
Các thanh niên đưa các bộ phận củacon trâu được chọn ra làm nghi thức. Ảnh: M. Q.

Ông Y Si Thắt Ksor - Phó chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn - cho biết, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã ban hành thông tư 15 yêu cầu các địa phương không tổ chức các lễ hội mang tính chất man rợ.

“Sau khi thông tư này ra đời, UBND huyện đã tổ chức họp với các già làng tại địa phương để phổ biến và thuyết phục không tổ chức đâm trâu. Sau hai tuần vận động, các già làng đã đồng ý bỏ nghi thức này”, ông Y Si nói.

Một số già làng tại Buôn Đôn kể, khi mùa màng thu hoạch xong, thóc đã được cất giữ, người dân tổ chức lễ đâm trâu là để tạ ơn thần linh, đón mừng năm mới cầu mong sức khỏe cho dân làng được khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc. 

Hoi dua voi Tay Nguyen anh 2
Các già làng thực hiện nghi thức cúng mừng mùa. Ảnh: M. Q.

Nếu theo đúng truyền thống, con trâu được chọn sẽ đưa ra cột dưới gốc nêu giữa sân khấu. Sau đó, 4 thanh niên khỏe mạnh được tuyển chọn tại các buôn để thực hiện nghi lễ nhảy múa rồi đâm trâu.

Ngày 13/3, lễ hội đua voi sẽ tiếp tục với các hoạt động như voi đá bóng, voi thi chạy, voi bơi vượt sông Sêrepok sẽ diễn tại sân nhà văn hóa cộng đồng xã và buôn Trí B, xã Krông Na.

Lễ cúng bến nước của người M'Nông cho gần 20 con voi

Lễ cúng bến nước và cúng sức khỏe cho voi của người dân huyện Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk) chiều 12/3 mang nhiều phong tục và ý nghĩa văn hóa, tâm linh tốt đẹp.



Tây Nguyên

Bạn có thể quan tâm