Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hộp đêm khét tiếng ở Sydney đưa ra quy định gây sốc

Quy định nghiêm ngặt trong việc sử dụng điện thoại bên trong hộp đêm Chinese Laundry khiến nhiều người bất ngờ.

Chinese Laundry là hộp đêm có lịch sử 100 năm ở Sydney (Australia). Nơi đây nổi tiếng khi từng là nơi tổ chức những bữa tiệc ngầm, cả hợp pháp và bất hợp pháp, để tôn vinh âm nhạc và thể hiện lối sống tự do vào thập niên 1960.

Mới đây, hộp đêm khét tiếng này đã đưa ra quy định gây sốc cho nhiều người: Không cho phép người tham gia quay phim hay chụp ảnh bên trong bar, news.com.au đưa tin.

Thay vào đó, những người điều hành khuyến khích khách hàng tận hưởng khoảnh khắc thực tại và âm nhạc.

Đây là quy tắc nhiều người cảm thấy quá khó để tuân thủ, dù có vẻ điều này nhằm hướng tới lợi ích cho chính họ.

cam chup hinh trong bar anh 1

Chinese Laundry không muốn khách hàng chụp ảnh, quay phim trong hộp đêm. Ảnh: Chinese Laundry.

Khi mở cửa trở lại vào tuần trước, tụ điểm âm nhạc tiếng tăm thuộc sở hữu của Merivale này đã quyết định thực hiện quy định mới. Khi bước vào hộp đêm, khách hàng sẽ được nhân viên dán một chiếc nhãn lên camera điện thoại. Nhãn dán có thể là dòng chữ hoặc ảnh chiếc điện thoại bị gạch chéo.

Nick van Tiel, giám đốc âm nhạc và cuộc sống về đêm của Merivale, cho biết phản hồi từ khách hàng về quy định này chủ yếu là tích cực.

"Mặc dù việc dán nhãn hoàn toàn là tùy chọn, chúng tôi vẫn khuyến khích dán nhãn ngay tại cửa ra vào và cho đến nay phản hồi nhận được thực sự tích cực. Thật vui khi cộng đồng chấp nhận ý tưởng này và tập trung tận hưởng thay vì cứ chụp ảnh bằng đèn flash”, ông nói.

Một số quán bar hàng đầu cũng có quy định nghiêm ngặt về sử dụng điện thoại như Berghain ở Berlin (Đức) hay De School ở Amsterdam (Hà Lan).

"Thực tế chúng tôi không có hình phạt nào dành cho những người chọn gỡ bỏ nhãn dán, nhưng cho đến nay mọi người đều thực sự ủng hộ ý tưởng này và nó đã có tác động rất tích cực đến trải nghiệm bên trong câu lạc bộ. Hãy tận hưởng khoảnh khắc này", giám đốc âm nhạc của Chinese Laundry nói.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Con đường phá vỡ 'lời nguyền tuổi 35'

Nhiều người Trung Quốc đang phải chịu "lời nguyền tuổi 35" - được coi là "ngưỡng tử" của sự nghiệp, dễ rơi vào tầm ngắm sa thải và rất khó tìm được một công việc mới.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm