Cái Tết miền Trung nghĩa tình khiến ta dẫu xa xôi thế nào vẫn hết lòng nhớ thương.
Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về là mảnh đất miền Trung lại như được khoác lên tấm áo mới. Theo mỗi bước chân rộn rã của ngày xuân, những người dân nơi miền “hoa nắng” lại nhộn nhịp sắm sửa, trang hoàng nhà cửa, tất bật chăm chút cho từng mâm cơm cúng, từng đĩa bánh cầu kỳ, từng chậu hoa, khóm cúc…Vậy nên, ở miền Trung, mỗi mùa xuân đều “gây thương nhớ” cho những người xa xứ.
N
ói đến Tết miền Trung là nói đến hoa đào. Miền Trung ấy, vườn nhà nào cũng thường có 2 cây đào. Ấy là loại đào lông, trái chín chỉ to bằng ngón cái, phải chà hết lông đi ăn mới được. Bọn trẻ con mong ngóng ngày cây chín trái. Còn người lớn thì chọn lấy cành đẹp nhất cắm vào bình, để Tết đến xuân về nhà rợp bóng hoa đào. Cũng vì thế mà lũ nhóc ngây thơ cứ cầu mong cây nhà mình có nhiều cành xấu, để đừng ai qua nhà xin về cắm, để qua năm sẽ có mấy trái đào ăn cùng chúng bạn.
Dịp trước Tết, thích nhất là xách cái làn đi chợ cùng mẹ và thấy phiên chợ quê sao bỗng nhộn nhịp, đông đúc quá. Ngõ hẻm, con phố rợp bóng cờ hoa, khiến lòng cứ rộn ràng không thôi. Không khí nhộn nhịp ấy lan về từng gia đình, ai ai cũng tất bận chuẩn bị Tết. Mẹ và chị bày biện mâm cỗ. Bọn trẻ còn chực chờ mẹ thôi sai vặt là tót ngay ra ngõ, hú lũ bạn trong xóm đánh đáo, tạt lon. Khi mâm cơm tươm tất, trong đêm giao thừa thiêng liêng, giống như mọi miền, tất cả thành viên trong gia đình ngồi khoanh lại bên mâm cỗ để cùng nhau đếm ngược chào năm mới.
Nhớ Tết miền Trung là còn nhớ những ngày bám gấu áo mẹ đi chùa Hương và lễ hội. Xúm xít luồn lách qua chân các ông, các bác để vào vòng tròn chính giữa, mê mẩn nghe hát ả đào, xem hội thi nấu cơm.
Vui nhất là được tụm nhau bên bờ sông xem đua thuyền rồng, rước thần trên kênh trước đền. Người lớn cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Trẻ em chỉ biết chăm chú hò hét, nhìn theo người anh, người chú mình ở thuyền nào rồi sẽ ra sức cổ vũ thuyền ấy. Tiếng reo vang hòa cùng nhịp trống giục tạo nên không khí nô nức đến khó quên cho mỗi người con miền Trung.
N
hững ngày Tết đến Xuân về là khoảnh khắc cả gia đình cùng sum vầy, quây quần bên nhau sau bao ngày bận rộn, vậy nên mâm cơm tất niên bởi thế cũng được chăm chút, cầu kỳ và đủ đầy hơn hẳn. Thế rồi đứa trẻ trong làng cứ ngóng từ ngõ nhà này đến chỗ khác, khoe nhau hôm nay mâm cơm nhà mình có món gì ngon, có của gì lạ.
“Tết quê vui nhất là ngày còn nhỏ. Thời đó, tức là cách thời này tầm 30 năm về trước. Tết nhất định phải có nồi cá kho. Phải cá to, cắt khúc được ra, kho khô, gác bếp. Nghe bảo, đó là quê tôi ở Diễn Châu (Nghệ An) gần biển nên được thế, có cá lớn để kho. Lên đến vùng Yên Thành cách biển chừng 10 km, là cá kho tết may lắm được con cá mối cuốn vòng quanh. Được cái tết lạnh, nên nồi cá kho kho kỹ treo gác bếp có thể chuẩn bị từ cả tháng trước Tết. Kho kỹ, treo lên, cột chặt cho khỏi chuột, mèo nhảy phá. Vậy là để dành được một món chào xuân”, anh Hồ Minh Tú (quận 7, TP.HCM) vui vẻ kể về những kỉ niệm ngày Tết quê hương.
“Nói chuyện nồi kho cá, tôi cứ nhớ nhất một năm gần Tết, ngư phủ trong làng bỗng trúng đậm một đàn cá. Hai anh em tôi lúc đó đều chưa đầy 10 tuổi, lặc lè thay nhau vác con cá 6 kg từ chợ về nhà. Chưa bao giờ cái đoạn đường gần 1 km lại dài và rộn rã hân hoan như thế”, anh Tú tiếp tục kể.
Cũng trong khoảnh khắc sẻ chia với nhau phút giây ý nghĩa chuyển giao giữa năm mới, năm cũ, mâm cơm Tết luôn có tiếng bật nắp vui tai của những chai Huda. Miếng bánh chưng chấm mật mía thêm đậm đà, nồi thịt kho dậy thêm vị, hương bia Huda gắn liền với người con miền Trung như một phần của những kỷ niệm.
Chả thế mà trong gói quà Tết nhiệt tình trao nhau, lúc nào cũng phải có thùng Huda vô cùng nổi bật. Người miền Trung cũng chả quá quan tâm đến thức uống khác, bởi Huda đã là một phần của yêu thương gắn bó. Xa quê rồi, nếu muốn tận hưởng chút hương vị Tết trong ký ức, cứ khui vài chai, thưởng thức hương thơm vấn vít nơi đầu mũi, thấm cái vị bia cay cay, ngắm cái sắc vàng sánh mịn như nắng rang, thế là thấy miền Trung sát bên mình.
Tết Mậu Tuất năm nay, những người con miền Trung xa quê không kịp về nhà vẫn có thể gửi gắm tình cảm tới bạn bè, người thân một cách thiết thực qua chương trình “Huda - Thay mặt gửi tình miền Trung”. Suốt những ngày diễn ra chương trình tại 7 tỉnh miền Trung từ Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh và Nghệ An, biết bao “lộc may” và tình cảm ấm áp, thân thương đã được Huda thay người miền Trung xa quê trao tận tay người thân, bạn bè tại quê nhà, mang đến niềm vui bất ngờ và ý nghĩa cho cộng đồng miền Trung ngay trước thềm Tết cổ truyền dân tộc.
Để có thêm thông tin chi tiết, độc giả truy cập tại đây.