Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Kẻ thắng, người thua trong trận chiến 'làm việc từ xa'

Làm việc từ xa hoặc kết hợp đã trở thành "bình thường mới" đối với hàng triệu người lao động. Nhưng ai là được lợi trong công cuộc chuyển đổi mô hình làm việc này?

lam viec tu xa anh 1

Sau đại dịch, tỷ lệ nhân viên làm việc từ xa ở Mỹ đã tăng gấp 5 lần. Đây được xem là sự thay đổi lớn tác động lên thị trường lao động tại xứ cờ hoa kể từ sau Thế chiến thứ hai, theo Wall Street Journal.

Mô hình làm việc mới tác động đến hầu hết nhà quản lý ở Mỹ, định hình lại các ngành công nghiệp, bao gồm bất động sản và kinh doanh du lịch, đồng thời dẫn đến một cuộc di cư từ trung tâm thành phố đắt đỏ ra vùng ngoại ô.

Các dữ liệu khảo sát cho thấy mức độ làm việc tại nhà đã giảm trong thời gian 2020-2022. Tuy nhiên, đến đầu 2023, mức độ này đã ổn định và không thay đổi kể từ đó.

Mô hình làm việc từ xa (remote), bao gồm làm việc tại nhà (work from home), và mô hình làm việc kết hợp văn phòng với từ xa (hybrid) trở thành "bình thường mới" đối với hàng triệu người lao động trên khắp nước Mỹ. Vậy ai là người thắng, kẻ thua trong công cuộc chuyển đổi này?

lam viec tu xa anh 2

Trung tâm thành phố Minneapolis (bang Minnesota, Mỹ) vắng vẻ vào tháng 8. Ảnh: Yasmin Yassin/Wall Street Journal.

Bắt đầu với những kẻ thua cuộc

Những người thua cuộc lớn nhất có thể là các chủ sở hữu bất động sản, chuyên cung cấp văn phòng, nhà ở trong trung tâm thành phố.

Sự chuyển đổi sang mô hình làm việc từ xa đã tạo ra "hiệu ứng bánh rán" tại các thành phố lớn. Thuật ngữ này phản ánh sự trống trải ở trung tâm thành phố, trong khi vùng ngoại ô lại gia tăng mật độ dân số khi các doanh nghiệp và người dân di chuyển di cư đến đây.

Hàng triệu nhân viên không còn đi làm hàng ngày, khiến nhiều văn phòng và các cửa hàng bán lẻ chật vật tìm kiếm khách hàng.

Chủ sở hữu của những bất động sản cho thuê văn phòng thường là các công ty gia đình và các quỹ hưu trí, quỹ tài trợ. Ước tính họ đã mất tổng cộng hàng trăm tỷ USD đầu tư vì nhân viên giờ đây đã không còn đến văn phòng nhiều như trước kia.

Về lâu dài, ngành bất động sản sẽ dần hồi phục dưới dạng các hợp đồng cung ứng. Việc xây dựng mới sẽ phải chậm lại, một số tòa nhà trống dần được chuyển thành nơi ở, trong khi những văn phòng chất lượng thấp sẽ bị phá bỏ.

lam viec tu xa anh 3

Nhiều công ty chấp nhận làm việc theo mô hình Hybrid là "bình thường mới". Điều này đã dẫn đến một số ngành như bất động sản, giao thông vận tải bị ảnh hưởng. Ảnh minh họa: @george_milton/Pexels.

"Kẻ thua cuộc" thứ hai là hệ thống đường sắt công cộng. Số lượng hành khách ở Mỹ đã giảm 30%, khi nhiều người giảm số ngày lên công ty từ 5 ngày xuống còn 2-3 ngày/tuần.

"Kẻ thua cuộc" thứ ba là chính các thành phố lớn. Khi cư dân trung tâm thành phố chuyển ra vùng ngoại ô, họ cũng mang đi cả tiền thuế, dẫn đến ngân sách thành phố bị ảnh hưởng.

Đương nhiên, thành phố có thể cắt giảm chi tiêu, như New York hồi những năm 1970. Tuy nhiên, điều này có nguy cơ gây ra tình trạng "rỗng hóa" ở trung tâm thành phố nếu các dịch vụ chủ chốt, như cảnh sát và giáo dục, bị cắt giảm.

Nhưng vẫn có những người chiến thắng

Phải thừa nhận người hưởng lợi lớn nhất chính là người lao động.

Trong các cuộc khảo sát tại Mỹ, nhiều nhiên viên đánh giá chính sách làm việc từ xa 2-3 ngày/tuần giống như mức tăng lương khoảng 8%. Nếu nhân lên với khoảng 70 triệu người Mỹ đang làm việc từ xa, đây là một khoản phúc lợi trị giá 500 tỷ USD/năm.

Người lao động cũng được hưởng nhiều lợi ích khác, bao gồm giảm căng thẳng, bớt thời gian tham gia giao thông và có thêm thời gian cho hoạt động cá nhân, giải trí và gia đình.

Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu gần đây của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ (NBER), một nhân viên làm việc tại nhà sẽ có thêm 40 phút/tuần để chăm sóc con cái. Điều này sẽ có tác động lâu dài, từ gia tăng tỷ lệ tham gia lao động, cho đến thúc đẩy một phần tỷ lệ sinh sản khi việc làm cha mẹ "dễ thở" hơn đôi chút.

lam viec tu xa anh 4

Trong công cuộc đổi mới mô hình làm việc, các công ty là người hưởng lợi nhiều nhất nhờ việc cắt giảm được chi phí vận hành, thuê văn phòng... Ảnh minh họa: @ketut_subiyanto/Pexels.

Một "kẻ chiến thắng" khác là môi trường, nhờ việc người lao động giảm nhu cầu đi lại.

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS) gần đây, làm việc tại nhà 2 ngày/tuần giúp giảm ô nhiễm môi trường khoảng 15%, đến từ việc giảm lượng khí thải và tiết kiệm năng lượng ở văn phòng. Bên cạnh đó, tình trạng tắc nghẽn giao thông cũng giảm khoảng 10%.

Và chính các công ty là "kẻ chiến thắng" lớn nhất khi theo đuổi mô hình làm việc từ xa.

Nghiên cứu từ Hiệp hội Kinh tế Mỹ (AEA) phát hiện rằng mô hình làm việc hybrid, với 3 ngày làm trực tiếp tại văn phòng, có tác động tác động tích cực đến năng suất của nhân viên, đồng thời cho phép các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tuyển dụng và giữ chân nhân sự.

Cùng với đó, các công ty có thể tiết kiệm tiền bằng cách cắt giảm chi phí thuê văn phòng, cũng như giảm chi phí nhân sự nhờ việc thuê nhân viên sinh sống bên ngoài thành phố lớn.

Các công ty Mỹ đã kiếm được lợi nhuận cao hơn 1 nghìn tỷ USD vào năm 2022, tăng gần 50% so với năm 2019. Nói một cách công bằng, mức tăng trưởng này là do có nhiều yếu tố góp phần. Nhưng đáng chú ý là điều này xảy ra trong giai đoạn xu hướng làm việc tại nhà tăng gấp 5 lần.

Thực sự, việc triển khai rộng rãi mô hình làm việc kết hợp bởi hàng triệu công ty trên khắp nước Mỹ và châu Âu có lẽ là bằng chứng mạnh mẽ nhất về sức ảnh hưởng tích cực của mô hình này đối với lợi nhuận doanh nghiệp.

Muốn lên chức, làm 'con ong chăm chỉ' là chưa đủ

"Cày ngày cày đêm" có thể giúp nhân sự đạt được mức lương tương xứng, nhưng chưa đủ để họ tiến xa trên nấc thang sự nghiệp.

Tuổi trẻ vô định và dễ sa ngã

Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.

Thiên An

Bạn có thể quan tâm