Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Kẻ thù' của người bệnh tiểu đường trong ngày Tết

Ăn nhiều tinh bột, bánh kẹo, uống rượu, không theo dõi đường huyết… là những vấn đề sẽ gây ra biến chứng với người bệnh tiểu đường trong dịp Tết Nguyên đán.

Người bệnh tiểu đường cần tránh ăn hoặc hạn chế nạp các thực phẩm gây tăng đường huyết và có hại cho sức khỏe. Ảnh: Vietnam Online.

Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cho biết nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của người bệnh tiều đường là hạn chế chất bột đường (hay glucid) để tránh tăng chỉ số đường huyết. Tuy nhiên, trên mâm cơm ngày Tết, chất bột đường lại xuất hiện trong hầu hết món ăn.

Vì vậy, người bệnh tiểu đường cần tránh ăn hoặc hạn chế nạp các thực phẩm gây tăng đường huyết và có hại cho sức khỏe như:

  • Thực phẩm chứa nhiều tinh bột tinh chế như cơm tẻ, bánh chưng, xôi...
  • Thực phẩm nhiều đường bổ sung: bánh ngọt, kẹo ngọt, trái cây sấy khô, mứt trái cây, nước ngọt có gas, nước trái cây đóng chai.
  • Thực phẩm nhiều chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa như da gà, thịt mỡ, các món xào rán nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật.
  • Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: thịt hun khói, thịt muối, dưa hành muối…
  • Đồ uống có cồn như rượu, bia

Để tránh nguy cơ tăng đường huyết, bảo vệ sức khỏe tốt hơn, bác sĩ Trương Hồng Sơn cũng nhấn mạnh người bệnh tiểu đường có thể kiểm soát đường huyết bằng cách tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

- Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn: Bạn chỉ lấy mỗi món một phần nhỏ. Người bệnh tăng đường huyết sẽ duy trì được tổng lượng thực phẩm nạp vào mỗi bữa ăn không quá nhiều.

- Ăn uống vào thời gian cố định như ngày thường: Trong ngày Tết, người dân thường phải tiếp khách và thời gian các bữa sẽ không cố định. Tuy nhiên, người bệnh tăng đường huyết cần cố gắng không ăn uống vào những giờ khác, chỉ ăn vào các bữa chính, trong thời gian cố định như ngày thường.

- Ăn chậm rãi: Việc ăn chậm sẽ khiến nước bọt tiết ra nhiều enzyme giúp việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn, đồng thời chỉ số đường huyết không tăng quá nhanh.

- Chế biến món ăn phù hợp: Người bệnh tiểu đường nên ăn các món luộc, hấp, nướng, hạn chế món xào rán nhiều dầu mỡ. Hạn chế thêm muối và đường khi chế biến món ăn.

- Lựa chọn thực phẩm phù hợp: Người bệnh nên chọn ngũ cốc nguyên cám thay cho các loại tinh bột tinh chế như cơm tẻ, xôi, bánh chưng. Hãy lựa chọn thịt nạc thay cho thịt mỡ, tăng lượng rau xanh trong bữa ăn. Chất xơ trong ngũ cốc nguyên cám và rau xanh giúp người bệnh no lâu và ít tăng chỉ số đường huyết.

- Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục đều đặn và phù hợp sẽ giúp cơ thể tăng trao đổi chất, cải thiện đáp ứng với insulin của cơ thể, kiểm soát lượng đường trong máu. Do đó, người bệnh vào ngày Tết vẫn nên duy trì tập thể dục hàng ngày.

- Kiểm tra đường huyết thường xuyên: Đo chỉ số đường huyết 2 lần mỗi ngày vào trước các bữa ăn sáng và tối để kịp thời phát hiện và điều chỉnh dấu hiệu tăng đường huyết.

Bộ não và tâm trí

Cuốn sách xem xét quan niệm của loài người về bộ não qua nhiều thời đại, mô tả chi tiết cấu trúc và hoạt động của bộ não, phân tích cách mà hệ thống tri giác và não bộ giúp ta lý giải những cảm giác của mình về thế giới xung quanh. Ngoài ra, sách còn thảo luận về khái niệm ý thức và vai trò của cảm xúc. Đặc biệt, một chủ đề nóng hổi cũng được nhắc tới: trí tuệ nhân tạo liệu có thể sánh với trí tuệ con người?

Triệu chứng cảnh báo sớm tiểu đường ở nam giới

Bệnh tiểu đường giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng, khiến người bệnh chủ quan. Đến khi bệnh tiến triển có thể ảnh hưởng khả năng sinh lý của nam giới.

5 món canh rất tốt cho người bị tiểu đường

Ngoài dùng thuốc, thay đổi chế độ dinh hoạt, tập luyện, bệnh nhân có thể vận dụng các liệu pháp có tính tự nhiên như món ăn, bài thuốc.

Dứa tốt cho sức khỏe nhưng ai không nên ăn?

Dứa là loại trái cây giàu dinh dưỡng với nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng người mắc bệnh tiểu đường hoặc viêm loét dạ dày cần hạn chế sử dụng và chỉ ăn với tần suất thấp.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm