Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Kén ăn không phải lỗi do con, hãy để bữa ăn là thời gian hạnh phúc

Con kén ăn, mỗi bữa đều như một cuộc chiến của sự ép uổng, nhăn nhó và nước mắt. Tình trạng này thực là do lỗi của con trẻ? Liệu có cách nào để các bé hợp tác với bố mẹ hơn không?

NAN Optipro 4 anh 1NAN Optipro 4 anh 2

Con kén ăn, mỗi bữa đều như một cuộc chiến của sự ép uổng, nhăn nhó và nước mắt. Tình trạng này thực là do lỗi của con trẻ? Liệu có cách nào để các bé hợp tác với bố mẹ hơn không?

Bản năng của bố mẹ là chăm sóc và nuôi dưỡng con cái. Khi bản thân bố mẹ cảm thấy dường như con ăn ít, họ sẽ lo lắng con lớn lên yếu ớt, không phát triển hết tiềm năng của mình. Hơn nữa, bố mẹ thời nay còn rất chú ý tới độ “khỏe mạnh” của thực phẩm. Tuy nhiên, những miếng cơm “chan đầy nước mắt” đó có thực sự tốt cho trẻ? Chúng ta có thể làm gì để mỗi bữa ăn không phải là một cuộc chiến với con?

NAN Optipro 4 anh 3

Nhiều ông bố, bà mẹ cứ nghĩ đến việc cho con ăn là cảm thấy ngao ngán, nhất là khi trẻ không chịu ăn đủ lượng, có vẻ thiếu cân hay thấp hơn so với các bảng tiêu chuẩn thông thường hoặc bạn bè cùng trang lứa. Việc bố mẹ cố gắng ép con ăn hay bù đắp cho trẻ ăn ít bằng nhiều thực phẩm bồi bổ càng khiến bé coi đồ ăn, thức uống là một điều gì đó khủng khiếp, thay vì trân trọng và yêu thích.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn - tác giả cuốn sách Làm mẹ không áp lực, đang công tác tại ĐH Worcester, Vương quốc Anh, để cải thiện sự kén ăn của trẻ, trước hết, bố mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân của tình trạng này.

Ông cho biết có 4 nguyên nhân chính khiến trẻ không hứng thú với đồ ăn, không ăn đủ khẩu phần cần thiết. Đó có thể là do khẩu phần ăn của trẻ thiếu cân đối, bé đang ở giai đoạn chuyển tiếp giữa các thời kỳ phát triển, bị rối loạn chức năng tiêu hóa hoặc đơn giản là vì mẹ không hiểu đúng về kích cỡ bụng của trẻ.

Ca sĩ Phương Vy, một bà mẹ từng trải nghiệm quãng thời gian căng thẳng vì bé kén ăn, cho biết đôi khi ba mẹ thương con nên chiều chuộng, chỉ cho con ăn những món con yêu thích. Lâu dần, việc này có thể dẫn đến mất cân bằng chất dinh dưỡng; đồng thời, con sẽ từ chối ăn các thức ăn mà mình không thích. Đến một ngày, trẻ sẽ lâm vào tình trạng biếng ăn do ăn một món quá nhiều lần.

Chuyên gia Anh Nguyễn cho biết khẩu phần ăn thiếu cân đối, không đủ 4 nhóm thực phẩm cần thiết (tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất) là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc trẻ kén ăn. Việc có chế độ ăn đầy đủ, cân bằng và đa dạng sẽ giúp trẻ tăng trưởng khỏe mạnh, ngăn thừa thiếu hụt vitamin và khoáng chất.

NAN Optipro 4 anh 4

Ông chia sẻ: “Khẩu phần ăn cân đối cho trẻ 2-6 tuổi cần đầy đủ và đa dạng. Ở đây, đầy đủ nghĩa là đủ các nhóm dinh dưỡng quan trọng (đạm, bột đường, chất béo và chất xơ); còn đa dạng chỉ thành phần và nhóm loại đủ các vi chất (ví dụ như vitamin và khoáng chất)”.

Nhiều bố mẹ thấy con kén ăn lập tức bù lại cho trẻ bằng những thực phẩm quá nhiều dinh dưỡng như tổ yến, sâm... khiến trẻ càng không có cảm giác đói và mất hứng thú với đồ ăn. Ngoài ra, khi thấy con thích món nào đó, bố mẹ sẽ cho con ăn thoải mái, với tâm lý “được chút nào hay chút ấy” khiến trẻ tuy ăn no bụng nhưng lại hấp thụ kém, không đủ dưỡng chất để phát triển và không còn “chỗ” trong dạ dày cho các món ăn thuộc nhóm chất khác.

Bên cạnh đó, sự thèm ăn của trẻ cũng thay đổi mỗi ngày. Như người lớn, trẻ cũng có lúc thích ăn và không muốn ăn. Các giai đoạn chuyển tiếp hoặc có sự thay đổi trong phát triển trí não, tâm trí thường làm trẻ không thèm ăn. Thường thì điều này là tạm thời, có thể diễn ra vài ngày đến vài tuần, thậm chí trước và sau khi các mốc sự kiện như mọc răng, thay răng… xảy ra một thời gian.

Kén ăn, có phải lỗi do con? Chuyên gia Anh Nguyễn sẽ lý giải những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng kén ăn của bé.

Chuyên gia Anh Nguyễn cho biết nguyên nhân khác có thể ảnh hưởng tới mức thèm ăn của trẻ là vấn đề rối loạn chức năng tiêu hóa (loạn khuẩn đường ruột, thiếu men tiêu hóa). Ông nhận định tình trạng này đa phần do vi khuẩn xâm nhập thông qua đường ăn uống. Thông thường, hệ vi sinh vật của trẻ ổn định và khỏe mạnh có thể cân bằng lại sau vài ngày. Cha mẹ nên bình tĩnh theo dõi và biết cách xử lý thích hợp.

Một điều bố mẹ thường hay quên là kích thước dạ dày mỗi bé khác nhau. Tác giả cuốn Làm mẹ không áp lực, chia sẻ: “Dung tích dạ dày của trẻ nhỏ chỉ bằng 1/3 người lớn, thời gian tiêu hóa cũng chậm hơn, đặc biệt là với một số chất béo bão hòa, chất đường ngọt. Do đó ép bé ăn là không thể, bởi dạ dày trẻ không có nhiều dung tích thừa ra để cố ăn. Bạn càng ép chỉ làm bé chán ghét thức ăn, thậm chí ảnh hưởng không tốt đến phát triển dạ dày của trẻ”.

NAN Optipro 4 anh 5

Các nghiên cứu cho thấy việc ép trẻ ăn hại nhiều hơn lợi. Áp lực trong bữa ăn sẽ gây ra thói quen ăn uống không lành mạnh, tạo tâm lý tiêu cực cho trẻ với thực phẩm, dù chúng tốt cho sức khỏe. Khả năng tự điều chỉnh (biết khi nào đói và no) của trẻ sẽ bị rối loạn, dẫn tới nguy cơ béo phì trong tương lai.

Những trẻ kén ăn thường có hình thể kém cao lớn so với bạn bè, điều này khiến bố mẹ càng sốt ruột và tìm đủ cách để trẻ ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, chuyên gia Anh Nguyễn cho rằng phương pháp tốt nhất là cần hiểu nhu cầu, sở thích của trẻ, thay đổi thức ăn hàng ngày và cách thức cho trẻ ăn. Bố mẹ có thể khuyến khích con ăn thêm bằng cách đem lại cho con những thực phẩm lành mạnh, cân bằng, chế biến phù hợp với sở thích của trẻ, nhưng không nên ép ăn bằng mọi giá.

NAN Optipro 4 anh 6

Một bí quyết tuy tốn công nhưng hiệu quả của mẹ Phương Vy là luôn cố gắng “làm mẹ khoa học” bằng cách thay đổi thức ăn hàng ngày cho cô công chúa nhỏ, không lặp lại một món trong nhiều ngày, kể cả là món bé thích. Phương Vy còn bỏ công trang trí các món ăn thật đẹp mắt để bé Ailani hào hứng hơn. Màu sắc rực rỡ từ rau củ và hình dạng đáng yêu của các món khiến cô bé thích thú, tò mò và ăn ngon lành hơn.

Ngoài ra, một cách khác để bố mẹ giúp bé ăn ngon miệng hơn là bổ sung các dưỡng chất hỗ trợ cho sự phát triển hệ tiêu hóa của trẻ, như chất đạm hay lợi khuẩn đường ruột, giúp cân bằng và hỗ trợ sự phát triển hệ tiêu hóa của trẻ.

Chuyên gia Anh Nguyễn cho biết: “Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, nếu bé bú mẹ thì cứ bú mẹ bình thường, sữa mẹ giúp hỗ trợ các rối loạn chức năng, đặc biệt là bù nước tốt trong tiêu chảy. Nếu trẻ vừa thay đổi loại sữa có hiện tượng rối loạn chức năng tiêu hóa, thì bạn có thể xem xét đổi loại sữa cho bé”.

NAN Optipro 4 anh 7

Nếu trẻ từ 2 tuổi thường xuyên bị táo bón thì mẹ nên xem xét lại chế độ ăn của bé xem có đủ chất xơ, nước hoặc bổ sung lợi khuẩn không. Khi tình trạng này kéo dài, không có chiều hướng giảm hoặc xuất hiện các triệu chứng khác như sốt, mệt mỏi và bỏ ăn thì phụ huynh nên cho con đi khám để nhận sự tư vấn từ chuyên gia.

Chuyên gia Anh Nguyễn giải thích hệ tiêu hóa, đặc biệt là đường ruột trẻ, được xem là nơi du nhập ra vào phần lớn mầm bệnh vì phải xử lý nhiều thực phẩm mỗi ngày. Các vi khuẩn có thể theo con đường này vào cơ thể. Hệ vi sinh vật đường ruột có nhiều loài vi khuẩn khác nhau, trong đó lợi khuẩn (còn được gọi là probiotics) là những vi khuẩn sống đem lại lợi ích cho cơ thể, cạnh tranh với các vi sinh vật gây hại khác trong đường ruột.

Một số vi khuẩn gây hại có thể tạo ra những sản phẩm như khí gas làm ảnh hưởng đến sự thèm ăn ở trẻ. Để cân bằng hệ vi khuẩn rất cần các lợi khuẩn. Chúng giúp thay đổi trật tự, chống trả lại vi khuẩn có hại, tham gia vào vai trò miễn dịch và sản xuất những hợp chất có lợi cho cơ thể. Vì thế, việc bổ sung lợi khuẩn sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt, giúp trẻ ngon miệng hơn.

Bố mẹ cũng nên bình tĩnh, đừng quá lo lắng về việc trẻ bỗng nhiên ăn ít hoặc không ăn, hãy quan sát và điều chỉnh lượng cho phù hợp với mong muốn của bé. Điều này sẽ làm bé vượt qua giai đoạn này nhanh hơn, càng áp lực hay tìm đủ mọi cách cho bé ăn thì càng làm giai đoạn chán ăn này dài và phức tạp thêm. Trong 3 tháng, tăng trưởng của bé có dấu hiệu chững lại hay theo chiều hướng giảm thì phụ huynh nên đến gặp chuyên gia để được tư vấn thêm.

Phương Vy bật mí bí quyết giúp bé ngon miệng, ăn tốt Phương Vy thường xuyên thay đổi thực đơn, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng, cũng như tạo không khí vui vẻ, ấm áp cho bữa ăn của bé.

NAN Optipro 4 anh 8

Một chế độ ăn lành mạnh cùng mức vận động phù hợp với độ tuổi sẽ giúp bé có cảm hứng với việc ăn uống. Tất nhiên, bé sẽ không thấy đói khi lúc nào cũng có đồ ăn vặt, hay một ngày bị “nhồi nhét” đến 5-6 bữa, mỗi miếng cơm là một lời mắng mỏ.

Phương Vy cho biết cô luôn cố gắng tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho con trong bữa ăn. Cả nhà sẽ ngồi cùng nhau trong các bữa chính, tạo thói quen ăn uống đúng giờ cho bé Ailani. Đồng thời, cô sẽ dành những lời động viên, gợi ý để con thử những món ăn mới.

NAN Optipro 4 anh 9

Nuôi con là cả một quá trình cần sự kiên trì và cố gắng mỗi ngày. Suy cho cùng, với một em bé, vẫn có nhiều điều quan trọng hơn chuyện một bữa ăn được bao nhiêu, tháng này tăng được mấy cân, cao thêm mấy centimet. Việc của bố mẹ là cung cấp cho bé một thực đơn cân bằng, đầy đủ dưỡng chất, hỗ trợ cho bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, còn việc ăn bao nhiêu thì bé sẽ là người quyết định.

NAN Optipro 4 anh 10

Nestlé NAN Optipro 4 với công thức dinh dưỡng Thụy Sỹ chứa đạm Optipro và lợi khuẩn Bifidus BL giúp trẻ tiêu hóa tốt, tăng cường hệ miễn dịch. Vị sữa thanh mát, ít ngọt, tạo thói quen ăn uống khỏe mạnh cho trẻ. Ngoài ra, sản phẩm còn có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết khác (DHA, canxi, vitamin…) cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.

Sản phẩm NAN Optipro 4 ngoài lon dạng bột còn có hộp pha sẵn với vị sữa thanh mát, tiện lợi cho trẻ khi đến trường hay đi dã ngoại. Đây là sản phẩm công thức dinh dưỡng dành cho bé từ 2 đến 6 tuổi, giúp cung cấp 40% nhu cầu đạm khuyến nghị mỗi ngày.

Giang Hoàng Linh - Anh Nguyễn

Bạn có thể quan tâm