Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Kết quả test nhanh âm tính có ý nghĩa gì?

Người được lấy mẫu test nhanh và cho kết quả âm tính có thể yên tâm về việc mình không nhiễm SARS-CoV-2?

Người có kết quả test nhanh âm tính với nCoV có thể khẳng định không bị nhiễm virus và không cần phải cách ly?

Thanh Quỳnh, Hà Nội.

Kháng thể là chất cơ thể sinh ra để chống lại virus sau khi bị chúng tấn công. Việc xét nghiệm nhanh chỉ có ý nghĩa sàng lọc, không có ý nghĩa chẩn đoán, khẳng định nhiễm virus gây Covid-19 hay không. Đồng thời, xét nghiệm nhanh tìm kháng thể IgM/IgG xảy ra âm tính "giả" hoặc dương tính "giả".

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), nếu người bệnh mới mắc Covid-19, cơ thể chưa sinh ra kháng thể hoặc cũng có thể có liên quan tới nồng độ virus trong máu.

Do vậy, xét nghiệm nhanh ở thời điểm này có thể không tìm thấy kháng thể (cho ra kết quả âm tính). Trong khi xét nghiệm khẳng định bằng Realtime RT-PCR, mẫu bệnh phẩm được lấy từ vùng dịch hầu họng để tìm virus, độ nhạy và độ đặc hiệu sẽ cao hơn.

Test nhanh chỉ thấy kháng thể sớm nhất từ tuần thứ 2 sau khi tiếp xúc với người bệnh trước, khả năng test nhanh dương tính cao nhất là sau 2-3 tuần.

Do đó, ngay cả khi có kết quả test nhanh âm tính với nCoV, điều đó không chắc chắn 100% bạn không bị nhiễm virus. Bộ Y tế yêu cầu những trường hợp test nhanh âm tính nhưng có yếu tố dịch tễ (trở về từ vùng dịch, đi đến các điểm cảnh báo bộ đã thông báo...) vẫn phải tuân thủ cách ly tại nhà 21 ngày hoặc cách ly tập trung theo đúng quy định.

Theo: Bộ Y tế, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM).

Bắc Giang sàng lọc hơn 35.000 mẫu xét nghiệm Covid-19 một ngày

Theo tiến sĩ, bác sĩ Dương Thị Hiển, công suất xét nghiệm của tỉnh Bắc Giang đã được nâng lên nhiều nhờ sự chi viện của Bộ Y tế và các địa phương.

Bạn có thể quan tâm