Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

#FORMAT

Khắc phục vấn đề 'không có gì để mặc' theo chuyên gia thời trang

Mua sắm quần áo thông minh sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều tiền.

Giãn cách xã hội là thời điểm thích hợp để bạn xem xét và dọn dẹp lại tủ quần áo của mình. Mua sắm, lựa chọn quần áo thông minh sẽ giúp cuộc sống của bạn đơn giản, nhẹ nhàng, tiết kiệm hơn nhiều.

Zing chia sẻ những gợi ý mua sắm và tổ chức tủ quần áo của Thư Vũ - cố vấn thời trang.

Thư Vũ - cố vấn thời trang

  • Tốt nghiệp ngành Quản lý và Kinh doanh thời trang - ĐH RMIT
  • Nhà sáng lập Coco Dressing Room
  • Dịch giả sách "Thanh lịch kiểu Pháp" và "Đời thay đổi khi ta thay đồ"

Quần áo ngày càng rẻ và có mặt ở khắp nơi. Việc mua quần áo mới không phải là việc gì quá khó khăn. Người ta càng có nhiều quần áo mua theo kiểu thích thì mua, thấy hay thì mua, hoặc thấy “không có gì để mặc" thì mua.

to chuc,  chuyen gia,  tu quan ao anh 1to chuc,  chuyen gia,  tu quan ao anh 2

Chúng ta rơi vào cái vòng luẩn quẩn không có gì để mặc dù đang sở hữu một tủ quần áo chật ních ở nhà.

Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng Nghịch Lý Của Sự Lựa Chọn (The Paradox of choice) được khởi xướng bởi nhà tâm lý học người Mĩ Barry Schwartz vào những năm 2004 khi ông xuất bản cuốn sách The Paradox of Choice: Why More Is Less. Ông mô tả hiệu ứng này xảy ra khi con người được cung cấp quá nhiều sự lựa chọn cùng một lúc. Thay vì cảm thấy hài lòng hơn, các lựa chọn này sẽ dẫn tới một sự tê liệt bên trong. Nó khiến con người căng thẳng và gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định.

Đối với quần áo nói riêng, để tránh gặp phải nghịch lý của sự lựa chọn, việc đầu tiên ta nên làm chính là giới hạn sự lựa chọn. Các sự lựa chọn nên vừa đủ để phục vụ nhu cầu thực tế của cuộc sống. Nó đồng thời cũng nên giúp chúng ta thoải mái sáng tạo nhiều bộ trang phục thú vị.


Những món đồ nên có trong tủ quần áo

Các món trong tủ quần áo nên được chia làm 3 nhóm:

● Nhóm 1: Đồ thiết yếu

Đây là những món đồ cơ bản chất lượng cao và luôn đúng trong mọi hoàn cảnh.

Những món thuộc nhóm này thường có màu trung tính (trắng, kem, olive, xám, denim) và kiểu dáng căn bản có thể kể đến như: áo thun, áo sơ mi, quần jeans ống suông, áo blazer.

Những món này nên chiếm 60%-70% trong tủ quần áo vì đây là những món sẽ đóng vai trò như những người bạn đáng tin cậy đi cùng ta qua năm tháng. Ngoài ra đây cũng là những chiếc "mỏ neo" để chúng ta có thể yên tâm mua sắm bất kỳ những món nào thuộc 2 nhóm tiếp theo.

● Nhóm 2: Đồ theo mùa

Một cá nhân cũng có nhu cầu làm mới bản thân mình theo mùa hoặc một chu kỳ thời gian nhất định. Đây là nhóm quần áo theo xu hướng cho bạn được cảm thấy sống động và tươi mới.

to chuc,  chuyen gia,  tu quan ao anh 3to chuc,  chuyen gia,  tu quan ao anh 4

Những món thuộc nhóm 2 nên chiếm 30-40% tủ đồ của bạn. Chúng là những món sẽ kết hợp được với bất cứ món nào trong nhóm 1 để tạo nên sự mới mẻ cho tổng thể.

● Nhóm nhất định phải có cho bằng được

Đây là các món đồ mà bạn sẽ mua chỉ vì bạn thích. Đây là những món đồ chúng ta mặc được một lần rồi thôi hoặc thậm chí mua về để…ngắm chứ không mặc.

Tuy vậy, không nên loại bỏ hoàn toàn nhóm này ra khỏi tủ đồ. Hãy cứ để bản thân thoải mái trong chừng mực. Nhóm này nên chiếm 5-10% tủ đồ của bạn, không hơn.


Dọn dẹp tủ quần áo

Dọn dẹp tủ đồ là một việc không đơn giản. Nhưng nó rất đáng làm. Việc này giúp chúng ta dọn dẹp không gian. Ngoài ra, sắp xếp lại quần áo giúp bạn tự đánh giá các quyết định mua sắm cũng như phong cách ăn mặc của bản thân.

to chuc,  chuyen gia,  tu quan ao anh 5to chuc,  chuyen gia,  tu quan ao anh 6

Sau đây là một số bước mình có thể gợi ý để bạn không chỉ sắp xếp lại tủ đồ hiện tại mà còn tạo tiền đề cho một tủ đồ thông minh trong tương lai:

Bước 1: Để riêng tất cả những món đồ nào bạn không đụng tới trong vòng 3 tháng trở lên.

Bước 2: Chia số đồ đó ra làm 2, đựng vào 2 túi. Một túi cho/tặng/quyên góp, một túi bán/thanh lý (nếu bạn có nhu cầu).

Bước 3: Đối với những món đồ còn lại, trong lúc treo chúng lên lại bạn hãy xem đâu là món đồ bạn mặc nhiều nhất. Hãy xem thật kỹ yếu tố gì khiến bạn thích món đồ đó tới vậy.

Việc làm này sẽ giúp bạn tìm được phong cách của mình. Lần mua sắm tiếp theo hãy để ý mua những món đồ tương tự. Điều này đảm bảo rằng thứ bạn sắp thanh toán sẽ lại là một món đồ theo bạn dài lâu, một người bạn đáng tin cậy giúp bạn tự tin trong mọi tình huống.

to chuc,  chuyen gia,  tu quan ao anh 7to chuc,  chuyen gia,  tu quan ao anh 8

Bước 4: Sau khi sắp xếp ổn thoả mọi thứ, bạn sẽ tìm thấy những món đồ ở tận đáy tủ mà mình chưa từng mặc. Bạn có thể cho chúng vào một túi ở bước 2 hoặc thử chúng vào ngày hôm sau để tạo cảm giác tươi mới cho bản thân mà không cần phải tốn tiền để mua đồ mới nữa.


Cách để chọn được một món đồ chất lượng

Sau đây là một số điểm mà mọi người có thể quan sát để lựa chọn đầu tư vào một món đồ chất lượng mà không cần quá nhiều kiến thức chuyên ngành cũng như kinh nghiệm mua sắm:

● Chất liệu: bạn có thể thử bằng cách cảm nhận cảm giác loại vải đó trên da mình có khiến mình cảm thấy dễ chịu, mát mẻ hay không. Khi thử lên người, chất liệu này rơi nhẹ nhàng trên da hay trông cứng nhắc và vô hồn?

● Hardware: tạm dịch là phần cứng. Phần “cứng” của quần áo có thể kể đến như dây kéo, mắc gài, nút. Một món đồ chất lượng cao “phần cứng” sẽ được may khéo léo vào vải. Dây kéo khi lật mặt trong sẽ không thấy phần vải dây kéo bị lộ ra. Cung dây kéo quần jeans không bị vồng hoặc cộm lên khi ngồi xuống.

● Đường may: đường may và các mối nối là một điểm giúp dễ dàng phân biệt xem một món đồ có sự chăm chút hay không. Một món đồ may ẩu thể hiện ở việc các đường may không được khéo léo giấu kín, các mối ráp lộ đường vắt sổ hay đường vắt sổ méo lệch, đường lai không thẳng, đường may uốn lượn và lộ những đầu mối.

● Tỷ lệ: Một nhà thiết kế hay thợ may tốt sẽ tìm cách thiết kế hoặc may đo ra các món quần áo vừa vặn với phụ nữ có thân hình khác nhau. Nếu món đồ đó không mang lại cảm giác thoải mái ở mọi bộ phận thì bạn rất nên cân nhắc lại.

Khi xây dựng tủ quần áo 3 nhóm cùng sự cân nhắc đủ như trên, bạn sẽ tự tránh được những "cái bẫy" khi mua sắm. Đôi khi, bạn cũng có thể cho phép mình tận hưởng một vài cái bẫy ngọt ngào.

Open relationship la gi? hinh anh

Open relationship là gì?

0

Open relationship mang lại lợi ích và cả những rủi ro. Để bước vào mối quan hệ kiểu này, bạn cần có một chiến lược đúng đắn.

Diệu Thanh

Bạn có thể quan tâm