Thuốc trợ tim và B1 nằm trong số những mặt hàng được khách du lịch nước ngoài ưa chuộng nhất khi tới Nhật Bản. Ảnh: Kyodo. |
Trang Japan Times ngày 3/1 dẫn cuộc khảo sát của công ty tiếp thị Instage cho thấy các sản phẩm được khách du lịch nước ngoài ưa chuộng đã chứng kiến doanh số bán hàng tăng mạnh ở Nhật Bản vào năm 2023, trong đó thuốc trợ tim có mức tăng lớn nhất so với cùng kỳ năm trước trong số các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày. Điều này phản ánh nhu cầu ngày càng tăng trong bối cảnh du lịch trong nước phục hồi nhanh chóng sau đại dịch.
Doanh số bán thuốc trợ tim mạch (được giới thiệu là hiệu quả chống lại chứng đánh trống ngực và các bệnh liên quan đến tim khác) đã tăng 1,8 lần so với năm trước, trong khi vitamin B1, một sản phẩm cũng được du khách nước ngoài ưa chuộng, đứng thứ tư với mức tăng 48%, theo báo cáo của Instastage, một công ty tiếp thị có trụ sở tại Tokyo. Instastage đã khảo sát khoảng 6.000 cửa hàng án lẻ trong nước.
Intage cho biết doanh số bán của hai mặt hàng nói trên gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19 khi các hạn chế đi lại cấm du khách nước ngoài, nhưng sự phục hồi đã diễn ra nhanh chóng nhờ lượng lớn du khách nước ngoài trở lại.
Cuộc khảo sát cho thấy son môi đứng thứ hai trong danh sách, với doanh số bán hàng tăng 64%, phục hồi tới 83% so với mức trước Covid-19 vào năm 2019 do việc sử dụng khẩu trang giảm sau khi nới lỏng các hướng dẫn về sức khỏe cộng đồng.
Vì những lý do tương tự, phấn má đứng ở vị trí thứ 7 và kem dưỡng môi ở vị trí thứ 11, theo khảo sát của các siêu thị, tiệm thuốc và các cửa hàng khác trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 10/2023.
Intage cho biết bộ dụng cụ xét nghiệm xếp thứ ba, tăng 59% so với năm trước, sau khi số ca nhiễm virus corona gia tăng vào mùa hè.
Các mặt hàng dược phẩm khác cũng tăng giá, trong đó thuốc trị cảm lạnh đứng thứ năm, thuốc trị đờm và ho đứng thứ sáu, phản ánh sự gia tăng số lượng bệnh nhân không chỉ mắc virus corona mà còn cả bệnh cúm theo mùa và các bệnh truyền nhiễm khác.
Trong khi đó, nhiệt kế, chất khử trùng và khẩu trang, tất cả đều có doanh số bán hàng tăng trưởng đáng kể trong thời kỳ đại dịch, lại chứng kiến sự sụt giảm lớn nhất trong cuộc khảo sát mới nhất, tỷ lệ giảm từ 25% đến 39%.
Trong số các xu hướng mua sắm khác trong năm nay có thể kể tới tác động của đợt nắng nóng mùa hè thiêu đốt ở Nhật Bản, khiến kem chống nắng đứng ở vị trí thứ 9, nước ép trái cây ở vị trí thứ 18 và nước đóng chai ở vị trí thứ 22.
Mục Du lịch - Ẩm thực gửi tới độc giả những tựa sách hay, truyền cảm hứng xê dịch. Không chỉ là những chuyến du lịch đơn thuần, mỗi tác phẩm kể lại hành trình khám phá, học hỏi nhiều điều hay từ những nền văn minh, địa điểm mới của các tác giả.