Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khai giảng 30 phút, hiệu trưởng cắt diễn văn

Ba ngày nữa, ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường năm học 2015-2016 đồng loạt tổ chức.

Để mùa khai giảng nhiều niềm vui bất ngờ, thời điểm này, các thầy cô đang dồn tâm sức cho một lễ khai giảng thực sự vì học sinh...

Sở GD&ĐT Hà Nội đã có văn bản gửi các phòng GD&ĐT, các trường quy định rõ các nội dung và hình thức tổ chức lễ khai giảng với tinh thần gọn nhẹ, giảm về thời gian, lễ nghi không cần thiết. Thời gian tổ chức lễ khai giảng sẽ diễn ra trong khoảng 1 tiếng đồng hồ từ 7 giờ 30 đến 8 giờ 30.

Phó thủ tướng: Cả nước nên khai giảng cùng một ngày

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị cả nước cùng khai giảng một ngày. Nghi lễ gồm chào cờ, đọc thư Chủ tịch nước, hiệu trưởng phát biểu ngắn gọn, sau đó đến phần hội của học sinh.

Sở GD&ĐT TP HCM yêu cầu các hiệu trưởng các trường, giám đốc các trung tâm GDTX… tổ chức khai giảng năm học 2015-2016 vào ngày 5/9 phải trang trọng có cả phần “Lễ” và phần “Hội”. Trong đó phần “Lễ” phải trang trọng, súc tích, ngắn gọn. Phần “Hội” với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian tươi vui, sinh động nhằm tạo không khí phấn khởi cho học sinh bước vào năm mới.

Đặc biệt các trường phải tổ chức để toàn thể học sinh hát quốc ca tại lễ khai giảng. Ngoài ra lồng ghép lễ khai giảng và lễ đón học sinh vào đầu cấp, vận động phụ huynh học sinh cùng tham gia.

Sở GD&ĐT Đắk Lắk cho biết sẽ tổ chức khai giảng thống nhất trong toàn tỉnh vào ngày 5/9. Lễ khai giảng bắt đầu từ 7h30 phút và diễn ra trong khoảng 30 phút.

Việc tổ chức lễ khai giảng đảm bảo hết sức ngắn gọn, ý nghĩa, tiết kiệm, tránh gây căng thẳng, nặng nề, mệt nhọc cho mọi người, đặc biệt là các em học sinh.

Nội dung khai giảng gồm 2 phần: Lễ và Hội. Trong đó, phần Hội, các nhà trường tùy thuộc vào điều kiện thực tế tổ chúc các hoạt động linh hoạt, sáng tạo, hấp dẫn có tác dụng thiết thực đối với giáo dục đạo đức học sinh. 

Trẻ em trong ngày khai giảng.
Trẻ em trong ngày khai giảng. Ảnh: VietNamNet.
Sở GD&ĐT Gia Lai vừa ra công văn về việc hướng dẫn chuẩn bị tổ chức khai giảng năm học 2015 - 2016. Theo đó, tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh đồng loạt khai giảng vào thứ Bảy, đúng 8 giờ, ngày 5/9.

Phần lễ sẽ không diễn ra quá 60 phút. Phần hội tùy thuộc vào điều kiện thực tế của đơn vị, tổ chức các hoạt động vui chơi, tạo không khí phấn khởi cho học sinh bước vào năm học mới.

Sở GD&ĐT Sơn La yêu cầu các nhà trường chuẩn bị chu đáo về mọi mặt; có phương án khắc phục mưa, bão để Lễ khai giảng năm học mới đảm bảo nội dung, diễn ra thông suốt.

Đồng thời, tổ chức tốt công tác đón học sinh đầu cấp; xây dựng, tổ chức học tập nội quy nhà trường, tiếp tục triển khai các văn bản về an toàn giao thông và hướng dẫn các hoạt động sinh hoạt tập thể trong tuần đầu năm học mới, nhất là những lớp đầu cấp học; thực hiện các nghi thức trong lễ khai giảng; trong đó yêu cầu cán bộ, giáo viên, học sinh hát Quốc ca trong các ngày lễ và sinh hoạt tập thể.

Nội dung lễ khai giảng được tổ chức với 2 phần: "Lễ" và "Hội".

Bỏ nghi thức rườm rà

Cô Hoàng Thị Thuận - Phó hiệu trưởng trường tiểu học - THCS Sùng Đô (Văn Chấn - Yên Bái) tâm sự: Khai giảng năm nay chắc chắn vui, vì tỷ lệ học sinh ra lớp của trường so với năm trước tăng hơn. Các em chăm đến trường, đó là món quà lớn nhất với chúng tôi. Và, chúng tôi cũng sẽ có món quà đặc biệt dành cho các em.

Món quà mà cô Thuận nhắc đến, ngoài dãy nhà bán trú khang trang thay cho căn nhà tạm trước đó, còn là con đường từ nhà bán trú đến trường. Được xây dựng theo hình bậc thang. Trước đây, để đến được lớp, hàng ngày, học sinh ở bán trú phải đi qua con đường đất, nắng thì bụi, mưa thì rất lầy lội.

"Năm nay, lễ khai giảng sẽ được tổ chức rất khác, mọi nghi lễ rườm rà đều được giản lược một cách tối đa, để học sinh thực sự là trung tâm" - cô Thuận chia sẻ.

Thầy Nguyễn Quang Thuấn - Hiệu trưởng trường THPT chuyên Thái Nguyên chia sẻ: Mọi năm, hiệu trưởng luôn có bài diễn văn dài, nhưng năm nay, tôi chủ trương chỉ phát biểu vài lời ngắn gọn, đó là những dặn dò rất quan trọng đối với học sinh khi bắt đầu năm học. Sau đó, sẽ dành nhiều thời gian để học sinh vui chơi.

Phần đón học sinh đầu cấp cũng được chú trọng. Theo đó, học sinh lớp 10 sẽ cùng giáo viên chủ nhiệm đứng vào hàng danh dự để trực tiếp người đứng đầu nhà trường ra đón, tặng hoa.

Cô giáo Nguyễn Thị Hằng - trường THCS Mỗ Lao (Hà Đông, Hà Nội): Thực hiện chủ trương của Bộ và Sở GD&ĐT năm nay, buổi lễ khai giảng ở trường tôi đã được tiết chế, rút ngắn và đơn giản hơn mọi năm rất nhiều.

Trong đó không còn mục đón học sinh đầu cấp và vẫn giữ nguyên một số bước (giới thiệu đại biểu, chào cờ, đọc diễn văn, đọc thư của chủ tịch nước gửi học sinh, lời chào mừng của phụ huynh học sinh, đánh trống khai giảng năm học mới xen kẽ với những phần này là các tiết mục văn nghệ).

Tuy nhiên, việc bỏ đi mục đón học sinh đầu cấp đã mất đi ý nghĩa thiêng liêng của buổi lễ, nhất là đối với học sinh đầu cấp (lớp 1, lớp 6 hay lớp 10). Bởi khi các em được đón chào nghĩa là khơi dậy trong các em niềm tự hào, được tôn trọng.

Vì thế, tôi ước, một buổi lễ khai giảng đơn giản nhưng vẫn đầy đủ và trang nghiêm, trong đó chứa đầy những cảm xúc. Đặc biệt tổ chức làm sao để học sinh không phải tập nhiều dưới trời oi bức, càng không thể bắt trẻ ngồi chờ đợi lãnh đạo đến … chỉ để đọc bài diễn văn.

Buổi học thạc sĩ đầu tiên của cụ ông 83 tuổi

Tối 6/8, cụ Lê Phước Thiệt (83 tuổi, quê Đại Lộc, Quảng Nam) bước vào buổi học cao học đầu tiên tại ĐH Duy Tân, Đà Nẵng.

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/259662/khai-giang-30-phut--hieu-truong-cat-dien-van.html

Theo Nguyễn Hiền/Báo Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm