Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Khai quật di tích, tìm thấy bánh mì 8.600 năm tuổi

Các nhà khảo cổ ở Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện ra loại bánh mì cổ nhất thế giới, có niên đại từ năm 6.600 trước Công nguyên.

Địa điểm các nhà khảo cổ phát hiện loại bánh mì lâu đời nhất thế giới. Ảnh: @go_konya.

Theo Trung tâm Ứng Dụng, Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ của Đại học Necmettin Erbakan, Thổ Nhĩ Kỳ (BİTAM), một cấu trúc lò nướng bị phá hủy đã được tìm thấy tại "Mekan 66" - tập hợp những ngôi nhà bằng gạch đất nằm kề nhau, thuộc di chỉ khảo cổ Çatalhöyük, tỉnh Konya, miền nam đất nước.

Theo CNN, xung quanh lò nướng, các nhà khảo cổ phát hiện ra lúa mì, lúa mạch, hạt đậu và một mảnh chất cặn hình tròn với kích thước bằng lòng bàn tay.

Thông cáo của nhóm khảo cổ vào hôm 6/3 cho biết chất cặn này là một loại bánh mì lên men chưa được nấu chín, đã tồn tại đến 8.600 năm.

"Chúng tôi có thể nói rằng đây là mẩu bánh mì lâu đời nhất thế giới", nhà khảo cổ Ali Umut Türkcan, trưởng đoàn khai quật và giáo sư đại học Anadolu ở Thổ Nhĩ Kỳ, nói với cơ quan thông tấn Anadolu Agency.

Ông mô tả: "Đây là một miếng của ổ bánh mì. Bên trong có một dấu ngón tay, chưa được nướng chín nhưng đã lên men và vẫn tồn tại đến ngày nay với lượng tinh bột bên trong. Đây thực sự là một phát hiện chưa từng có trước đó trong lịch sử".

Banh mi lau doi anh 1

Chất cặn được tìm thấy được cho là mẫu bánh mì chưa được nấu chín. Ảnh: AA.

Nhà sinh vật học Salih Kavak, giảng viên tại Đại học Gaziantep (Thổ Nhĩ Kỳ), cho biết kính hiển vi điện tử đã phát hiện ra các khoảng không không khí trong mẫu, kèm theo các hạt tinh bột.

Ông nói thêm: "Quá trình phân tích hóa chất đã làm rõ sự hiện diện của các chất hữu cơ trong thực vật và dấu vết của quá trình lên men. Bột và nước đã được trộn lẫn, bánh mì đã sẵn sàng để nướng ngay bên cạnh lò. Đây thực sự là một khám phá đầy thú vị không chỉ đối với Thổ Nhĩ Kỳ mà còn trên toàn thế giới".

Vật chất hữu cơ, cả gỗ và bánh mì, được bảo tồn bởi một lớp đất sét mỏng phủ lên cấu trúc.

Çatalhöyük, một trong những di sản thế giới được UNESCO công nhận, là nơi sinh sống của khoảng 8.000 người trong thời kỳ Đồ đá mới, khoảng 10.000-2.000 trước Công nguyên. Đây được coi là một trong những khu vực đô thị hóa đầu tiên trên thế giới, theo Tổ chức Thế giới Bitam.

Là một trong những quốc gia lớn nhất thế giới, Mỹ sở hữu vô số điểm đến thú vị, đầy sự khác biệt. Tri thức - Znews giới thiệu đến độc giả loạt sách về đất nước rất được quan tâm này.

> Xem thêm: Tủ sách du lịch Mỹ

Khách Việt tìm nơi ở an ninh, không phụ phí khi du lịch dịp hè

An ninh, phụ phí và sự thuận tiện là những tiêu chí ưu tiên cao nhất khi khách Việt cân nhắc đặt phòng lưu trú trong kỳ nghỉ hè sắp tới.

Cần quá nhiều đêm không ngủ để chơi hết TP.HCM

Ban đêm, hàng loạt địa điểm và hoạt động giải trí tại TP.HCM được thắp sáng. Bất kể giờ nào, du khách đều có thể lựa chọn cho mình một nơi để đi tại thành phố "không ngủ".

Minh Vũ

Bạn có thể quan tâm