Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khen thưởng bác sĩ phẫu thuật cứu bệnh nhân tuyến trên trả về

Sở Y tế TP.HCM đã tặng bằng khen cho bác sĩ bệnh viện quận 11(TP. HCM) dám mổ chân cho bệnh nhận tim bẩm sinh trong khi hai bệnh viện tuyến trên đã từ chối.

Ngày 11/10, lãnh đạo sở Y tế TP. HCM đã trao bằng khen cho 2 cá nhân và tập thể Bệnh viện quận 11 đã nổ lực cứu chữa bệnh nhân bị gãy chân mắc bệnh tim bẩm sinh.

Bác sĩ Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc sở Y tế TP. HCM, đánh giá cao bệnh viện tuyến quận dám đảm đương ca mổ khó trong khi bệnh viện tuyến trung ương phải từ chối. “Ca mổ lại mang ý nghĩa rất lớn về mặt chuyên môn, xã hội, thể hiện tính nhân văn sâu sắc”, bác sĩ Thượng nói.

khen thuong bac si anh 1
Sở y tế TP.HCM đã khen thưởng động viên về hành động dũng cảm của các bác sĩ quận 11 trong ca mổ chân cho bệnh nhân mắc bệnh tim hiếm gặp. Ảnh: Phú Mỹ

Đồng thời, lãnh đạo sở Y tế đã yêu cầu cán bộ tìm hiểu về việc bệnh viện tuyến trung ương đã không dám can thiệp trường hợp này. “Chuyện chưa từng có của ngành y tế từ trước đến giờ, bệnh viện trung ương từ chối can thiệp mà bệnh viện tuyến quận lại dám làm. Việc này cho thấy những bệnh viện hạng 3 làm chủ được kỹ thuật, đủ sức can thiệp những ca khó”, bác sĩ Thượng phát biểu trong biểu lễ.

Trước đó, Zing.vn đã thông tin, bác sĩ tuyến trên từ chối bệnh viện quận vẫn mổ thành công. Ngày 3/10, Chị Lê Thị Ngọc Dung (39 tuổi, quê Long An) bị tai nạn giao thông cấp cứu tại Bệnh viện huyện Cần Giuộc, Long An. Sau đó, nữ bệnh nhân được chuyển vào một bệnh viện chuyên xương khớp ở TP.HCM. Qua hội chẩn, các bác sĩ đề xuất với người thân nên đưa chị lên bệnh viện tuyến trung ương để mổ vì bệnh tim bẩm sinh (Fallot) có thể biến chứng khi lên bàn mổ. Sau đó, bệnh viện tuyến trung ương cũng lắc đầu vì lý do tương tự.

khen thuong bac si anh 2
Ảnh chụp phim X-quang người phụ nữ mắc bệnh tim bẩm sinh bị gãy chân. Ảnh: Phú Mỹ

Chị Dung được chuyển vào bệnh viện quận 11 (TP.HCM). Bệnh viện đã hội chẩn nhiều chuyên khoa (ngoại chấn thương, tim mạch chuyển hóa, chẩn đoán hình ảnh, gây mê hồi sức....) kỹ càng và đưa đến quyết định mổ ghép xương cho bệnh nhân.

Bác sĩ Phạm Thanh Vũ, khoa Ngoại chấn thương, cho biết ê-kíp nhận định nếu gây tê toàn thân thì máu đổ về tim nhiều, khiến tim quá tải, co giãn quá sức gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Ê-kíp đã gây gây tê vùng cẳng chân bệnh nhân dưới sự hướng dẫn của sóng siêu âm, nhằm giúp đưa thuốc tê chính xác vào dây thần kinh cần gây tê. Cách này không ảnh hưởng đến huyết động.

Ca phẫu thuật kéo dài gần 1 tiếng, các bác sĩ ghép xương thành công bằng phương pháp đinh nội tủy cố chốt. Bệnh nhân đã xuất viện vào ngày 9/10 sau một tuần điều trị.


Thực hư quét toàn thân có phát hiện ung thư sớm

Có thực sự cần thiết quét toàn bộ cơ thể bằng cộng hưởng từ hoặc cắt lớp vi tính để phát hiện ung thư sớm?


Phú Mỹ

Bạn có thể quan tâm