Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Khi 400 thầy cô hiệu trưởng 'đi học'

Trong 2 ngày 24/9 và 25/9, 400 thầy cô hiệu trưởng đến từ mọi miền đất nước đã có mặt tại Furama Resort Danang để tham gia hội thảo “Thay đổi vì một trường học hạnh phúc”.

IDP anh 1

Hội thảo có chủ đề “Chọn yêu thương - chọn hạnh phúc” do VTV7 và thương hiệu Lof thuộc Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế (IDP) phối hợp tổ chức, với sự đồng hành của Bộ GD&ĐT. Hội thảo có sự dẫn dắt của hai chuyên gia tâm lý giáo dục hàng đầu thế giới là giáo sư Peck Cho và giáo sư Hà Vĩnh Thọ, cùng sự tham dự của 400 hiệu trưởng và các nhà quản lý giáo dục, lãnh đạo các sở giáo dục đến từ 50 tỉnh thành trên cả nước.

Sức hút đến từ hội thảo

Đội ngũ diễn giả uy tín của hội thảo gồm: GS Hà Vĩnh Thọ - nguyên Giám đốc chương trình của Trung tâm Tổng Hạnh phúc Quốc gia ở Bhutan, một diễn giả với các học thuyết liên quan đến hạnh phúc nổi tiếng trên thế giới; GS Peck Cho - chuyên gia giáo dục nổi tiếng người Hàn Quốc, làm việc tại Ủy ban Cố vấn Chính sách của Bộ Giáo dục, Bộ Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc.

Ngoài ra, tham dự hội thảo còn có bà Đặng Phạm Minh Loan - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế (IDP). Bà Minh Loan là nữ doanh nhân truyền cảm hứng tới cộng đồng với chiến lược lấy hạnh phúc và những giá trị tốt đẹp làm nền tảng chiến lược, tạo nên sự phát triển kỳ diệu của doanh nghiệp vốn trước đó trên bờ vực phá sản.

GS Hà Vĩnh Thọ chia sẻ khái niệm “trường học hạnh phúc” hiện cũng được nhiều nước phương tây như Đức và Thụy Sĩ triển khai. Một số nước cũng đang làm và không đi trước mà đi cùng Việt Nam, nhất là sau đại dịch Covid-19 khi ở châu Âu ghi nhận nhiều trẻ em chịu ảnh hưởng tâm lý trong thời gian cách ly.

“Tôi luôn có ấn tượng mãnh liệt với câu nói ‘Thầy cô hạnh phúc có thể thay đổi cả thế giới’. Tôi mong các hiệu trưởng luôn ghi nhớ điều này và cũng hãy truyền đạt cho các giáo viên tại trường học của mình”, GS Hà Vĩnh Thọ nhấn mạnh.

IDP anh 2

Giáo sư Hà Vĩnh Thọ nói về mô hình “trường học hạnh phúc”.

Trong khi đó, GS Peck Cho chia sẻ: “Hàn Quốc đã có nhiều thành công nhưng cũng có những thất bại. Một trong các sai lầm lớn nhất mà Hàn Quốc mắc phải là dùng hạnh phúc để trả giá cho thành công. Tôi cho rằng thành công mà không có hạnh phúc thì thiếu đi sự bền vững. Nếu giảng dạy và học tập nhưng lại gạt hạnh phúc sang một bên, với suy nghĩ hạnh phúc sẽ tự khắc xuất hiện theo sau thành công là sai lầm, vì vòng xoáy thành tích có thể sẽ không có điểm dừng”.

Giải pháp cụ thể

Nếu các giáo sư chỉ dừng lại với ý tưởng vừa nêu thì chắc chắn sẽ không đủ để thuyết phục 400 hiệu trưởng “có nghề”. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra, phổ biến trong số đó là: Cứ cho “trường học hạnh phúc” sẽ là mô hình mang tính đột phá, dù là người đứng đầu, hiệu trưởng sẽ khó triển khai nếu không có sự ủng hộ của các cộng sự, giáo viên và phụ huynh.

GS Peck Cho cho rằng thông thường với những ý tưởng mang tính đột phá và hợp lý, ban đầu sẽ có khoảng 15% nhân sự trong tổ chức ủng hộ và hiệu trưởng sẽ phải tìm kiếm những người này. Những người này bình thường không bộc lộ dấu hiệu cho thấy sẽ có sự đột phá trong hành động, và nằm rải rác ở các nhóm khác nhau. Vì vậy hiệu trưởng cần bộc lộ ý tưởng của mình một cách rõ ràng, nhất quán để tạo ra một “team tiên phong” cho mình.

GS Peck Cho nhấn mạnh: “Trong số 85% nhân sự còn lại sẽ có khoảng 30% có ý định ủng hộ nhưng lưỡng lự, theo thời gian nếu thấy nhóm tiên phong thành công, nhóm người này sẽ nhanh chóng kết nối, từ đây tỷ lệ sẽ tăng lên và khi đó lại càng có nhiều cơ hội triển khai ‘trường học hạnh phúc’.

IDP anh 3

Giáo sư Peck Cho chia sẻ về triết lý hạnh phúc với các hiệu trưởng.

Theo GS Hà Vĩnh Thọ, mô hình “trường học hạnh phúc” cũng chỉ để phục vụ cho mục đích của giáo dục đó là giúp trẻ em và thanh thiếu niên phát huy hết tiềm năng, trí tuệ, tình cảm, thực tiễn, giáo dục não bộ, trái tim, bàn tay. Ngoài ra, mô hình trang bị các kỹ năng, năng lực và các giá trị đạo đức vững chắc nhằm định hướng cho các em trong cuộc sống. Không nên xem các kỳ thi, điểm số và bài kiểm tra là mục tiêu cuối cùng mà chỉ là một phần tự nhiên của hệ thống giáo dục.

Mong muốn thay đổi

Những nền tảng lý thuyết vững chắc và các giải pháp cụ thể của hai giáo sư đã cuốn hút 400 hiệu trưởng bắt đầu một cuộc trải nghiệm về cảm xúc của bản thân, đi sâu vào tìm hiểu cảm xúc của học sinh.

“Khi cảm thấy an toàn về cảm xúc, được xã hội chấp nhận và hòa nhập, các em có thể phát huy tiềm năng của mình, học hỏi và phát triển toàn diện”, GS Hà Vĩnh Thọ khẳng định.

Cô Vi Yến - Hiệu trưởng trường mầm non Thanh Tương, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang - cho biết: “Những chia sẻ của GS Hà Vĩnh Thọ khiến tôi thấy có sự thấu cảm sâu sắc từ phía giáo sư với công việc mình đang làm. Điều tôi tâm đắc nhất chính là GS Hà Vĩnh Thọ đã nói hãy bắt đầu rất chậm rãi, chỉ cần có một danh mục các công việc cần làm để xây dựng trường học hạnh phúc của mình”.

Khác với những hội thảo đã diễn ra trước đó, chương trình lần này có sự tham gia đồng hành của Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế (IDP) với thương hiệu Lof. Không chỉ là nhà tổ chức, đại diện IDP là bà Đặng Phạm Minh Loan còn chia sẻ với vai trò của một nhà quản lý doanh nghiệp đã thành công khi chọn hạnh phúc là giá trị cốt lõi, nền tảng chi phối các chiến lược tạo ra giá trị của doanh nghiệp đối với cộng đồng, người tiêu dùng và nhân viên.

IDP anh 4

Bà Đặng Phạm Minh Loan - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế IDP - tại hội thảo.

Chỉ sau hơn 3 năm theo đuổi chiến lược này, IDP đã tăng trưởng doanh số gấp 4 lần và đạt lợi nhuận hàng nghìn tỷ mỗi năm. Nếu có nền tảng lý luận vững chắc và hệ thống triết lý phù hợp với các quy luật của con người và xã hội, chúng ta sẽ có một hệ thống thực thi nhất quán và quyết tâm.

Nữ tổng giám đốc cũng chia sẻ việc lấy hạnh phúc làm giá trị trung tâm cho mọi nền tảng chiến lược và thực thi sẽ giúp tổ chức đạt mục tiêu kép: Tổ chức hạnh phúc, lan tỏa hạnh phúc tới cộng đồng và những mục tiêu kinh tế, giáo dục, thậm chí đạt những thành tựu ngoài kỳ vọng.

“Nếu xem hạnh phúc là mục tiêu, mỗi người sẽ nỗ lực trau dồi năng lực bản thân để tiến bộ, và quan trọng là giúp đỡ người khác cùng tiến bộ. Tôi cũng luôn nhấn mạnh sự biết ơn trong văn hóa doanh nghiệp, giúp mọi người tôn trọng, trân trọng nhau hơn. Và những chương trình mà IDP triển khai cũng là sự tri ân của chúng tôi với xã hội. Tôi tin rằng nếu nhà trường hay doanh nghiệp có thể chọn một chiến lược đúng, đó sẽ là khởi phát cho một sự thay đổi mạnh mẽ và thành công là hệ quả tất yếu”, bà Đặng Phạm Minh Loan kết luận.

IDP anh 5

Phần nội dung chia sẻ của bà Đặng Minh Loan nhận được nhiều sự quan tâm trong hội thảo.

Thương hiệu Lof của Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế (IDP) dựa trên thông điệp Lof: Hạnh phúc là lựa chọn - chọn yêu thương. Những năm qua, IDP truyền tải triết lý “Hạnh phúc là giá trị lớn lao nhất, xứng đáng nhất để con người theo đuổi và đánh đổi”. Vì thế để hạnh phúc trở thành nền tảng vững chắc, mỗi cá nhân phải gieo nhân hạnh phúc để tạo ra những giá trị của hạnh phúc cho mọi người và môi trường xung quanh, để cuộc sống toàn những điều tốt đẹp.

Trong tương lai, IDP sẽ tiếp tục tạo ra những chương trình song hành giữa hai lõi giá trị tinh thần và hành động trong chuỗi “Cùng Kun làm việc tốt mỗi ngày” và “Lead with Lof” vì một thế hệ hiện tại và tương lai luôn yêu thương, biết chia sẻ, để xây dựng một đất nước thịnh vượng và hạnh phúc.

Thanh Trà

Bạn có thể quan tâm