Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khi nạn nhân bạo lực gia đình bị kết tội

Trên mạng xã hội, những nguồn thông tin chưa xác thực, đánh giá mang tính một chiều có thể khiến cộng đồng mạng kết tội người khác.

Cộng đồng mạng có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận để bình phẩm các sự việc theo nhiều góc độ. Trong đó, dù chưa có đủ thông tin và chứng cứ xác thực, “những quan tòa online” có thể kết luận về một vấn đề. Đây là lý do xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân (victim-blaming) ngày càng phổ biến, đặc biệt đối với vấn đề bạo lực gia đình.

Để xu hướng này không khuếch tán rộng rãi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội, Enat thực hiện phim ngắn “Phán xét vội vàng…” để khán giả có thể nhìn thấy nhiều khía cạnh trong hiện trạng bạo lực gia đình.

Video - Phim ngắn 'Phán xét vội vàng…' Enat thực hiện phim ngắn “Phán xét vội vàng…” để khán giả có thể nhìn thấy nhiều khía cạnh trong hiện trạng bạo lực gia đình.

Đổ lỗi cho nạn nhân bắt nguồn từ đâu?

“Victim-blaming” là lối tư duy được gọi là ngụy biện “đời mà”, bắt nguồn từ niềm tin về thế giới công bằng. Ở đó, bất hạnh xảy ra với một người nghĩa là trước đó họ đã làm điều gì sai và ngược lại.

Trong vấn nạn bạo lực gia đình, thay vì lên án thủ phạm, dư luận xã hội có xu hướng chĩa mũi giáo về phía nạn nhân theo kiểu: “Không có lửa sao có khói?”, “Phải làm gì thì mới bị chồng đánh?”, từ đó quy kết nạn nhân trở thành kẻ gây ra việc bạo hành.

Khi không thể ngăn chặn bạo lực, nhiều người có xu hướng xem nạn nhân là kẻ có tội để tự trấn an điều đó sẽ không đến với bản thân vì “không làm giống cô ta, không bị như vậy”. Họ tin thế giới này là nơi an toàn, đạo đức và chính nghĩa, điều tốt đẹp sẽ đến với người tốt, bất hạnh chỉ xảy ra với người xấu. Cứ thế, bằng việc dán nhãn và đổ lỗi cho nạn nhân, không ít người vô tình tiếp tay cho bạo lực gia đình, tạo ra chu kỳ bạo hành tinh thần cho nạn nhân với những hậu quả khó lường.

Enat,  phim ngan “Phan xet voi vang…” anh 3

Đổ lỗi cho nạn nhân là hành động tiếp tay cho bạo lực gia đình.

Trong thời đại Internet bùng nổ, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, sự xuất hiện của “thẩm phán online” ngày càng dày đặc. Họ thoải mái kết tội người khác ở vị thế của một vị thẩm phán. Điều đó cho họ cảm giác mình làm việc tốt, không cùng phe cái xấu.

Tuy nhiên, họ không biết rằng những chỉ trích không bằng chứng, cảm tính vô tình khiến vết thương của nạn nhân càng lớn hơn, khiến họ không còn sức vùng vẫy để bảo vệ chính mình.

Hệ lụy của xu hướng “đổ lỗi cho nạn nhân"

Theo khảo sát đầu tiên về bạo lực đối với phụ nữ công bố năm 2010, 58% phụ nữ Việt Nam cho biết họ từng là nạn nhân của bạo lực gia đình ít nhất một lần. Năm 2019, cuộc nghiên cứu quốc gia đó được lặp lại. Những phụ nữ ít nhất một lần chịu hình thức bạo lực từ chồng/người yêu là 63%, hơn 90% nạn nhân không tìm kiếm sự trợ giúp từ phía các cơ quan chức năng, chỉ 5% đến công an.

Hơn 90% nạn nhân không bao giờ tìm kiếm sự trợ giúp. Câu hỏi đặt ra là vì sao nạn nhân im lặng, họ sợ hãi điều gì.

Sự im lặng của nạn nhân là vấn đề nhức nhối. Câu hỏi đặt ra là vì sao nạn nhân im lặng, họ sợ hãi điều gì.

Sự đổ lỗi cho nạn nhân mở đường cho sự khắc nghiệt, lối sống thờ ơ, vô cảm trong xã hội. Sự đàm tiếu gia tăng mặc cảm tội lỗi, chưa kể có thể dồn nạn nhân vào bước đường cùng. Thế nên, thay vì đi tìm công lý, nạn nhân chọn im lặng dù bị bạo hành nhiều lần.

Đổ lỗi hay phán xét nạn nhân không nâng tầm giá trị mỗi người cao hơn. Những điều kém may mắn có thể tìm đến bạn bất cứ lúc nào. Sẽ có thời điểm bạn cũng chịu chỉ trích khi là nạn nhân. Vì thế, điều nên làm là đặt mình vào vị trí của nạn nhân để hiểu và thấu cảm họ thay vì đổ lỗi. Gạt đi những định kiến và lắng nghe tường tận câu chuyện sẽ giúp bạn nhìn nhận thấu đáo hơn.

Trong hành trình đó, Enat đồng hành cùng bạn lên tiếng cho những nạn nhân bị bạo hành, mang đến cho họ sự bảo vệ khi cần.

Giang Ngân Nhi

Bạn có thể quan tâm