Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khi nào bệnh nhân tâm thần phân liệt trở thành sát nhân tàn bạo?

Theo bác sĩ chuyên khoa bệnh nhân tâm thần phân liệt nếu được điều trị thích hợp vẫn có thể tham gia lao động như người bình thường.

Vừa qua, người dân sống trên đường Trịnh Đình Trọng, phường Phú Trung, quận Tân Phú, TP.HCM vẫn chưa hết bàng hoàng bởi cái chết thương tâm của bé N.H.V.K. (6 tuổi).

Ngày 26/11, khi từ nhà ra quán tạp hóa mua bánh, bé K. đã bị người đàn ông tên Giang, bảo vệ dân số trên đường Trịnh Đình Trọng, dùng dao sát hại. Nhiều người dân sống quanh đó cho biết trước khi xảy ra vụ án, Giang vẫn thường xuyên chơi với K. và đôi khi cho bé kẹo bánh.

Ngày 28/11, Công an quận Tân Phú, TP.HCM vẫn đang lấy lời khai của Hoàng Nhất Giang (28 tuổi, ở quận 11) để điều tra về hành vi Giết người. Tại cơ quan điều tra, nghi phạm khai nguyên nhân giết cháu Nam (6 tuổi, ở quận Tân Phú) vì anh ta bị hoang tưởng.

Giang khai một tháng nay, anh ta bị ám ảnh lời cháu bé nói anh ta là đồ ăn cắp, độc ác. Ám ảnh vì tiếng chửi cứ vọng về, khiến anh ta càng hậm hực muốn sát hại cháu bé để không nghe tiếng chửi.

Benh nhan tam than phan liet anh 1
Giang tại cơ quan điều tra. Ảnh: M.M.

Triệu chứng cảnh bệnh nhân tâm thần phân liệt đang trong giai đoạn nguy hiểm

TS Trần Thị Hồng Thu, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương cho rằng người bệnh tâm phân liệt nói chung không gây nguy hiểm khi đang được theo dõi điều trị chuyên khoa và quan tâm chăm sóc của gia đình.

Một phần rất nhỏ bệnh nhân tâm thần phân liệt không được gia đình phát hiện kịp thời, khiến bệnh nặng, thường gây nguy hiểm với người thân quen, rất hiếm khi xảy ra với người lạ.

Tâm thần phân liệt là bệnh tâm thần nặng, người bệnh giảm sút nhận thức về bản thân mình và những người xung quanh, có chiều hướng mạn tính và tái phát. Sau mỗi lần tái phát, bệnh nhân sẽ có sự thay đổi về tính tình xa lánh người thân, ngôn ngữ và hành vi kỳ lạ, khả năng giao tiếp, học tập giảm.

“Bệnh tâm thần phân liệt sẽ gây nguy hiểm khi ở giai đoạn cấp tính khi đó hoang tưởng, ảo giác chi phối mạnh mẽ. Lúc này, bệnh nhân không kiểm soát được chính mình, họ có những ảo giác mạnh mẽ sẽ làm theo chi phối một cách vô thức. Bản thân người bệnh muốn chống lại hành động gây nguy hiểm đó”, TS.BS Hồng Thu nói.

Đồng quan điểm, PGS.TS Cao Tiến Đức, Bệnh viện Quân y 103, chia sẻ người bệnh không thể ý thức được hành động của mình và có những hành vi hung bạo giết người, tự sát. Bệnh nhân xuất hiện tâm thần phân liệt nặng, cấp tính, có thể chém giết người không ghê tay.

Những bệnh nhân tâm thần phân liệt duy trì điều trị hợp lý vẫn có thể làm công việc lao động nhẹ nhàng, đơn giản, không phức tạp. Tuy nhiên, gia đình và người thân nên theo sát và giúp đỡ cho họ.

Một bệnh nhân tâm thần phân liệt đang điều trị nếu tái phát bệnh sẽ có triệu chứng báo trước. “Bệnh nhân đang ngủ ngon bỗng dưng mất ngủ hoặc tính tình rất ôn hòa bỗng trở nên cáu kỉnh, hằn học, chán nản, sợ hãi hoặc có ý nghĩ ám ảnh. Bệnh nhân có dấu hiệu bất thường cần phải được thăm khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần sớm để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra”, TS.BS Hồng Thu chia sẻ.

Tâm thần phân liệt: Bệnh phải điều trị suốt đời

Theo TS.BS Hồng Thu các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ ràng nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần phân liệt. Vì vậy, chưa có thuốc đặc trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt. Việc điều trị bệnh chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng, phòng ngừa những tái phát có thể xảy ra.

Tâm thần phân liệt là bệnh gần như phải điều trị suốt đời, uống thuốc lâu dài. Bệnh nhân ngưng uống thuốc có thể tái phát bất cứ lúc nào. Theo những bằng chứng nghiên cứu, nếu bệnh nhân tâm thần phân liệt uống thuốc đều đặn, khả năng tái phát giảm.

“Người bệnh tâm thần phân liệt cần phải được theo dõi và quản lý để tránh giai đoạn cấp tính diễn biến phức tạp. Chúng ta vẫn có thể tạo điều kiện cho họ tham gia lao động và hòa nhập cùng cộng đồng", TS.BS Hồng Thu cho biết.

Tại bệnh viện Ban ngày Mai Hương, ngoài việc điều trị cho bệnh nhân các bác sĩ sẽ tập huấn cho gia đình cách chăm sóc cho người bệnh. Bệnh viện còn có chương trình phục hồi chức năng, dạy nghề cho bệnh nhân tâm thần phân liệt và động kinh.

Đánh vào đầu trẻ: Nguy cơ tổn thương não, sang chấn tâm lý

Theo các chuyên gia nhi khoa, hành động đánh vào đầu không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng nặng nề đối với tâm lý của trẻ.



Phạm Loan

Bạn có thể quan tâm