Số ca mắc Covid-19 tăng cao mỗi ngày, vì vậy nhu cầu sử dụng test nhanh của người dân cũng lớn hơn. Không ít người vì lo sợ trở thành F0 mà sử dụng kit test nhanh mỗi ngày để kiểm tra.
Theo TS.BS Trần Nam Trung, chuyên gia Dịch tễ học - sống và làm việc tại Maryland (Mỹ), test nhanh tìm kháng nguyên virus (một loại protein của virus, khác với PCR là tìm RNA của virus). Nồng độ virus càng cao thì test nhanh càng dễ phát hiện nhiễm (dương tính), nhất là khi bạn có triệu chứng. Nếu bạn mới nhiễm virus, chưa đủ thời gian cho chúng nhân lên đủ tới ngưỡng test phát hiện được kết quả vẫn âm tính. Do vậy, thời điểm test rất quan trọng.
"Độ nhạy của test nhanh phụ thuộc vào nồng độ virus, nhưng nói chung kém nhạy hơn PCR, tức là có âm tính giả. Ước tính khoảng 1/5 các test âm tính là âm tính giả (nhiễm nhưng test không phát hiện được). Test nhanh thường có độ đặc hiệu cao. Nói cách khác, nếu test nhanh dương tính thì nhiều khả năng đúng là đã nhiễm covid. Nếu âm tính thì chưa chắc", TS Nam Trung chia sẻ.
Vị chuyên gia này cũng đưa ra 3 thời điểm cần thực hiện test nhanh để tránh lãng phí.
Thứ nhất là khi có triệu chứng, người dân nên làm test nhanh (hoặc PCR). Có kết quả dương tính, dù là vạch mờ cũng khá chắc chắn bạn đã nhiễm, không cần làm PCR khẳng định, trừ khi cần chứng nhận F0. Nếu nghi ngờ, bạn đợi vài tiếng hoặc hôm sau làm lại một test nhanh khác hoặc có thể làm PCR để khẳng định.
Thứ 2 là khi tiếp xúc F0 và không có triệu chứng. Ngườu dân nên đợi tới ngày thứ 4 tới thứ 6 sau tiếp xúc mới nên test. Không nên test hàng ngày bắt đầu ngay hôm mới tiếp xúc.
Theo TS Nam Trung, thời điểm thực hiện test nhanh rất quan trọng. Ảnh: HG. |
Thời điểm cuối cùng là sắp tham gia tụ tập đông người, đi làm, thăm người ốm/già, suy giảm miễn dịch… Kết quả test nhanh có thể thay đổi nhanh chóng. Kết quả âm tính chỉ có giá trị trong 12 giờ. Nếu làm test nhanh vì mục đích này, bạn nên làm gần lúc sắp tụ tập.
Ngoài ra, không ít người sau khi mắc Covid-19 làm xét nghiệm PCR để xác định đã hoàn toàn khỏi bệnh trước khi hòa nhập cộng đồng. Theo TS.BS Nam Trung, PCR rất nhạy và có thể phát hiện mảnh RNA của virus tới 3 tháng sau nhiễm, nhưng không có bằng chứng lây, nên không cần làm PCR để khẳng định không lây mới cho tái hòa nhập.
"Test nhanh có âm tính giả nên nếu dùng phương pháp này người dân làm 2 test âm tính liên tiếp sẽ giảm mức độ âm tính giả. Quyết định tái hòa nhập dựa vào triệu chứng, thời gian từ khi dương tính/triệu chứng, và mức độ Covid thể nhẹ, vừa, hay nặng, chứ không đơn giản chỉ là test nhanh âm tính", BS Nam Trung nói.
Ông nhấn mạnh không phải ai cũng cần làm test nhanh. Nếu cần, người dân cũng không nên làm hàng ngày khi chưa có triệu chứng vì nó ít giá trị.
Đồng quan điểm, ThS.BS Nguyễn Quốc Thái, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho rằng việc test nhanh liên tục là không cần thiết. Người dân chỉ cần test nhanh khi có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 như sốt, ho, đau họng, đau ngực.
Bác sĩ Thái cũng khuyến cáo người dân xét nghiệm nhanh nhiều lần nhưng không đúng cách thì vẫn không phát hiện được virus mà còn gây lãng phí và tốn kém. Bên cạnh đó, việc này còn tạo cảm giác an toàn giả, dễ buông lỏng các biện pháp phòng bệnh.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.