Con gái tôi vừa mọc chiếc răng đầu tiên. Xin hỏi tôi có thể bắt đầu đánh răng cho cháu được chưa và cần thực hiện như thế nào?
Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS)
Bạn có thể bắt đầu vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh ngay từ khi mới sinh bằng cách lau nướu của bé bằng vải mềm hoặc miếng gạc ẩm.
Bạn nên bắt đầu đánh răng cho trẻ ngay khi chiếc răng đầu tiên của con mọc lên. Sử dụng bàn chải đánh răng nhỏ, mềm, cỡ trẻ sơ sinh và tất nhiên là một chút kem đánh răng có kích thước bằng hạt gạo.
Các bậc cha mẹ thường lo lắng về việc sử dụng kem đánh răng có fluoride cho trẻ nhưng điều này được khuyến khích ngay khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên.
Fluoride nếu dùng đúng liều lượng sẽ an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh. Đây là khoáng chất tự nhiên giúp răng chắc khỏe, bảo vệ men răng khỏi các axit gây sâu răng có trong mảng bám và cũng giúp tiêu diệt một số vi khuẩn có hại trong miệng. Việc sử dụng fluoride sớm có lợi vì khoảng 25% trẻ em đã bị sâu răng trước khi bắt đầu đi học mẫu giáo.
Nguyên tắc đánh răng cho trẻ nhỏ:
- Sử dụng một lượng nhỏ kem đánh răng cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi đến 3 tuổi và một lượng nhỏ bằng hạt đậu cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi.
- Dần dần bắt đầu đánh răng cho trẻ kỹ hơn, bao phủ tất cả bề mặt của răng.
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày: ngay trước khi đi ngủ và vào thời điểm khác phù hợp với thói quen của bạn.
- Không phải tất cả trẻ em đều thích đánh răng, vì vậy, cha mẹ cần kiên trì. Có thể biến việc đánh răng thành trò chơi hoặc cùng con đánh răng.
- Cách dễ nhất để đánh răng cho trẻ là đặt trẻ ngồi trên đầu gối của bạn, tựa đầu trẻ vào ngực bạn. Với trẻ lớn hơn, hãy đứng phía sau và nghiêng đầu về phía sau.
- Đánh răng theo vòng tròn nhỏ, bao phủ tất cả bề mặt và khuyến khích trẻ nhổ kem đánh răng ra sau đó.
- Kiểm tra để đảm bảo con bạn lấy đủ lượng kem đánh răng và không ăn hoặc liếm kem đánh răng trong tuýp.
- Tiếp tục giúp con bạn đánh răng cho đến khi bạn chắc chắn rằng chúng có thể tự làm tốt việc đó (ít nhất là khoảng 7 tuổi).
Trong quá trình nuôi con, cha mẹ không tránh khỏi lo lắng trước những hiện tượng liên quan đến sức khỏe của em bé. Trẻ có thể chảy nước mũi hay húng hắng ho khi chuyển mùa, sốt khi tiêm phòng, gặp vấn đề tiêu hóa…
Những lúc ấy, các bậc phụ huynh sẽ đưa con đến thẳng bệnh viện để nhờ bác sĩ thăm khám, nghe theo những phương thuốc dân gian hay quáng quàng lo lắng? Trẻ con đứa nào chẳng ốm, Để con được ốm hay Hỏi bác sĩ nhi đồng sẽ là cẩm nang chăm sóc sức khỏe cho trẻ, cung cấp kiến thức khoa học về chăm sóc sức khỏe trẻ em.