Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Khi nhà tuyển dụng 'bùng' ứng viên

Nhiều công ty gửi thư mời làm việc, nhưng sau đó lại hủy bỏ ngay cả khi ứng viên chưa kịp bắt đầu. Đây là tình huống không hề hiếm gặp, gây bối rối cho người lao động.

dong bang tuyen dung anh 1

"Đóng băng" tuyển dụng, sa thải là những động thái khá phổ biến khi một công ty đối mặt với tình trạng kinh doanh giảm sút hoặc cải tổ bộ máy. Tuy vậy, việc tự ý hủy bỏ những lời mời làm việc đối với ứng viên lại được cho là rất tồi tệ và kém chuyên nghiệp.

Nếu không may rơi vào tình huống này, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên sau đây từ CNBC Make It.

Cập nhật hồ sơ trên trang tuyển dụng

Việc đầu tiên, bạn hãy nhanh chóng cập nhật hồ sơ của mình trên các nền tảng tuyển dụng để một lần nữa sẵn sàng đón nhận công việc mới và tìm kiếm thêm các doanh nghiệp tiềm năng.

Bạn cũng có thể viết một chú thích nhỏ nhằm giải thích cho tình huống của mình: "Tôi đã nhận được lời mời làm việc, nhưng kế hoạch này bị hủy bỏ bởi công ty cắt giảm ngân sách. Hiện tại, tôi đang mong muốn tìm kiếm một vị trí mới trong lĩnh vực của mình".

Xem lại các lời mời làm việc khác

Khi bị một nhà tuyển dụng quay lưng, bạn không nhất thiết phải quay lại công ty cũ của mình. Thay vào đó, bạn có thể xem lại những lời đề nghị việc làm mình từng bỏ qua trước đây, xem liệu những nơi này còn thời hạn tuyển dụng hay không.

Bạn có thể chia sẻ với họ tình huống của mình, miễn là điều này không vi phạm thỏa thuận với công ty trước đó.

Cuối cùng, đừng quên nhấn mạnh lý do tại sao bạn lại hào hứng gia nhập công ty. Đồng thời, hãy cho họ biết bạn đã sẵn sàng đón nhận cơ hội thứ hai này.

Nói chuyện với công ty cũ

Nếu bạn quyết định nghỉ việc với những lý do chính đáng và chưa có người thế chỗ cho vị trí đó, hãy cân nhắc liên hệ lại với sếp cũ để xem họ có muốn bạn quay lại hay không.

Tất nhiên, việc quay lại nơi cũ sẽ phụ thuộc vào lý do rời đi của bạn. Nếu bạn rời đi để hướng tới một chức danh cao hơn, hay cơ hội học hỏi nhiều hơn thì phía công ty cũ vẫn sẽ hiểu và hy vọng bạn phát triển.

Nhưng nếu bạn rời đi vì các lý do khác như quản lý kém, môi trường làm việc độc hại..., hãy xác định rằng những vấn đề đó không thể được khắc phục trong một sớm một chiều.

dong bang tuyen dung anh 2

Tình huống nhà tuyển dụng quay lưng thường xảy ra khi công ty kinh doanh khó khăn hoặc cải tổ bộ máy. Ảnh minh họa: Thirdman/Pexels.

Cân nhắc về các lời khuyên pháp lý

Hầu hết lời mời làm việc là hợp đồng lao động tự nguyện, vì vậy cả nhà tuyển dụng và ứng viên đều có thể tự ý chấm dứt hợp đồng tại bất kỳ thời điểm nào, theo CNBC.

Điều đó có nghĩa là công ty có thể từ chối tiếp tục công việc của bạn, ngay cả khi bạn chưa bắt đầu.

Nhưng nếu bị hủy bỏ đối với một số chức danh cấp cao như giám đốc, phó chủ tịch hay cấp điều hành, bạn có thể tìm đến những chuyên gia pháp lý để đảm bảo lý do bạn rời đi phải được trình bày rõ ràng và thẳng thắn.

Thận trọng hơn trong các lần ứng tuyển khác

Sau tình huống bị quay lưng không hề dễ chịu, đã đến lúc bạn cần thận trọng hơn khi ứng tuyển vào những công ty khác.

Theo đó, trước khi nộp hồ sơ, bạn cần tìm hiểu về tình hình hoạt động của doanh nghiệp này. Thậm chí, trong vòng phỏng vấn, đừng ngại ngần đặt ra những câu hỏi như: Kế hoạch tăng trưởng của công ty trong nửa cuối năm là gì? Có bao nhiêu người đã được tuyển dụng trong tháng trước?...

Nếu nhà tuyển dụng trả lời một cách mơ hồ, hãy thử đào sâu hơn với câu hỏi như: Anh/chị có thấy thoải mái, được đảm bảo quyền lợi khi làm việc tại đây không?

Không nên để bản thân ảnh hưởng quá nhiều

Nhiều người cảm thấy bị sốc và suy sụp khi bị nhà tuyển dụng "trở mặt". Tuy nhiên, theo CNBC, phần lớn doanh nghiệp hủy bỏ lời mời làm việc bởi đang cố gắng tìm ra bảng cân đối tài chính, chứ không phải do bạn chưa đủ kỹ năng hay khả năng.

Xin nghỉ phép nhưng vẫn làm việc

Số liệu cho thấy có đến 54% nhân viên rất khó khăn để tận hưởng kỳ nghỉ một cách trọn vẹn. Bằng cả lý do khách quan và chủ quan, họ không thể rời công việc.

Van phong ly tuong cua Gen Z hinh anh

Văn phòng lý tưởng của Gen Z

0

Thế hệ Z đề cao nơi làm việc tối giản và được ứng dụng công nghệ tiên tiến. Họ không quá thích thú màu sắc rực rỡ, hào nhoáng như nhiều người nhầm tưởng.

Hoàng Vân

Bạn có thể quan tâm