Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khó khăn bao phủ ngành xe điện Trung Quốc

Cuộc tranh cãi mới đây giữa BYD và Huawei phần nào cho thấy những khó khăn các nhà sản xuất EV đang gặp phải tại chính quê nhà khi cuộc chiến giá bùng nổ.

Cuộc chiến giá xe điện của Trung Quốc.

Những ngày đầu tháng 6, cuộc trao đổi căng thẳng giữa 2 nhà sản xuất ôtô lớn tại Trung Quốc là Huawei và BYD đã thu hút sự quan tâm từ truyền thông. Chỉ với vài lời "tâm sự", cả 2 đã cho thấy áp lực bởi cuộc chiến giá mà các hãng xe điện (EV) phải đối mặt ở thị trường đông dân nhất thế giới.

Cuộc chiến giữa Huawei và BYD

Yu Chengdong, chủ tịch mảng EV của Huawei, đã có những chia sẻ tại diễn đàn công cộng ở Thâm Quyến (Trung Quốc) nhắm đến đối thủ chính của họ, BYD.

Theo Yu ChengDong, BYD cũng như các hãng xe khác đang cố gắng chạy đua trên cuộc chiến giá thay vì tập trung vào chất lượng sản phẩm. Đại diện Huawei cũng khẳng định hãng này đã và đang đi một hướng hoàn toàn khác, ưu tiên cải thiện chất lượng cũng như sự an toàn của những mẫu xe điện mới.

“BYD hiện nay đang dẫn đầu trên cuộc đua, chỉ bởi vì xe họ quá rẻ. Huawei không giỏi làm xe giá rẻ, đây là sự thật. Chúng tôi tập trung vào giá trị, độ an toàn và chất lượng của sản phẩm hơn”, ông Yu nói.

xe dien Trung Quoc anh 1

Các hãng xe Trung Quốc đang tập trung giảm giá thay vì nâng cao chất lượng sản phẩm. Ảnh: Reuters.

Những chia sẻ của chủ tịch Huawei EV đã tạo nên nhiều ý kiến trái chiều tại Trung Quốc. Từ trước đến nay, giám đốc điều hành nói riêng hay các đại diện của những thương hiệu ôtô nói chung gần như tránh nhắc tên đối thủ khi chia sẻ với truyền thông, đặc biệt khi chỉ trích họ.

Chỉ sau đó không lâu, tổng giám đốc BYD, Li Yunfei, cũng đã có những chia sẻ trên mạng xã hội Weibo nhằm giải đáp những thắc mắc của người dùng cũng như đối đáp trực tiếp đến đối thủ Huawei.

“Tôi tôn trọng Huawei, nhưng tôi cảm thấy ông Yu không nên so sánh 2 thương hiệu một cách thẳng thắn như vậy trên truyền thông. Điều này sẽ giúp người dùng thích ông và Huawei hơn một chút”, ông Li Yunfei cho biết.

Ông Li cũng chỉ ra rằng Huawei thực tế vẫn đang cố gắng cạnh tranh về giá trong xuyên suốt thời gian qua nhưng chưa thành công. Cụ thể, hãng xe này đã thực hiện hàng loạt chương trình ưu đãi trong năm 2023.

Trong cùng ngày, ông Wang Chuanfu, nhà sáng lập BYD cũng khẳng định điểm nổi bật, sức mạnh cốt lõi của thương hiệu này chính là “công nghệ và sự đổi mới” như một lời đáp trả đến đối thủ.

Giảm giá liên tục để giành thị phần

Thực tế những điều ông Yu nói không hoàn toàn vô lý, trước sức ép từ người dùng và đối thủ, các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc đã khiến cuộc chiến giá leo thang.

Xe điện phải ngày càng rẻ hơn, bất chấp động cơ và công nghệ. Hãng xe tìm mọi cách thu hút sự quan tâm của người dùng quê nhà bằng những chương trình giảm giá sâu, ra mắt xe mới giá siêu rẻ.

Để níu giữ thị phần quốc tế cũng như cạnh tranh với các đối thủ tại quê nhà, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc phải giảm giá liên tục bất chấp lợi nhuận đang lao dốc.

Vào tháng 4, báo cáo của Goldman Sachs cho biết chỉ trong quý một năm nay, giá của hơn 50 mẫu xe thuộc các hãng thương hiệu EV khác nhau từ Trung Quốc đã giảm giá khoảng 10% so với trước đây.

xe dien Trung Quoc anh 2

BYD Dolphin. Ảnh: BYD.

Giữa tháng 2, BYD đã giảm giá gần như toàn bộ dải sản phẩm 5-20% tại Trung Quốc. Tại Mỹ, hãng xe điện này cũng điều chỉnh mức giá niêm yết khoảng 7%.

Một hãng xe điện khác là Hozon cũng đã có những động thái thay đổi giá nhằm cạnh tranh. Cụ thể, chiếc Neta V, được định vị ở nhóm sedan cùng với BYD Dolphin đã được tinh chỉnh giá niêm yết về mức 14.924 USD, rẻ hơn đối thủ khoảng 30%.

Để tìm lại lợi nhuận, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc thường dùng "chiêu" bán rẻ tại quê nhà, bán đắt tại Mỹ, châu Âu. Tuy nhiên gần đây, giải pháp này cũng đã không còn khả thi khi hàng loạt chính sách thuế hà khắc bắt đầu được triển khai lên EV của Trung Quốc.

Vào tháng 5, Tổng thống Mỹ, Joe Biden, đã tăng gấp 4 lần mức thuế đối với xe điện từ Trung Quốc. Liên minh châu Âu cũng có đề thông báo về việc nâng mức thuế nhập khẩu bổ sung với ôtô điện của Trung Quốc khi bán tại thị trường này.

xe dien Trung Quoc anh 3

Xe điện Trung Quốc đang gặp khó tại Mỹ và châu Âu. Ảnh: Bloomberg.

Đầu năm nay, BYD cũng đón nhận tin xấu khi nhanh chóng bị Tesla vượt mặt một lần nữa trên cuộc đua doanh số toàn cầu. Tính đến hết quý một, BYD bán được tổng 300.114 xe thuần điện toàn cầu, trong khi doanh số của “gã khổng lồ” Tesla đạt được là 386.810 chiếc.

Cuộc chiến giá không hẳn xấu, nó giúp người dùng có cơ hội tiếp cận với những mẫu xe điện dễ dàng hơn. Tuy nhiên nếu nhìn vào thực tế, việc liên tục giảm giá xe để giành thị phần đã khiến thị trường EV nước này rơi vào thế khó.

Ở thời điểm mà xe điện được ra mắt ngày càng nhiều, lượng hàng tồn kho tăng cao trong khi thị trường ngoại quốc không ưu ái, lợi nhuận giảm sẽ khiến các nhà sản xuất gặp khủng hoảng ngay trong chính giấc mộng “điện hóa” mà họ đã tạo ra.

Sách hay đọc trên xe

Chuyên mục Xe gửi tới độc giả những tựa sách hay với nhiều chủ đề hấp dẫn. Trên những chặng hành trình với những chiếc xe, không hiếm khi chúng ta có những khoảnh khắc nghỉ ngơi, thư giãn, và những trang sách là người bạn đồng hành lý thú.

Koenigsegg CCX tại Việt Nam lộ ảnh mới, tung tích vẫn còn bí ẩn

Hình ảnh mới của mẫu hypercar Koenigsegg CCX độc nhất tại Việt Nam vừa được lan truyền trên mạng xã hội sau gần 4 năm được mang về nước.

VinFast công bố chính sách thuê pin mới, tăng giá một số dòng xe

Hãng xe điện Việt Nam bổ sung thêm tùy chọn thuê pin cho khách hàng không có nhu cầu sử dụng xe nhiều, đồng thời tăng giá niêm yết cho VF 8 và VF 9.

Đan Thanh

Bạn có thể quan tâm