Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Không cần kiêng đường hoàn toàn, vẫn có chế độ ăn lành mạnh cho bạn

Thời gian gần đây, chế độ ăn kiêng không đường đang trở nên phổ biến. Nhưng làm thế nào khi bỏ đường hoàn toàn lại quá khó khăn?

Việc tiêu thụ quá nhiều đường trong các bữa ăn chính là một trong những tác nhân gây ra các bệnh về thừa cân, béo phì, bệnh tiểu đường hay bệnh tim. Vì vậy, nó được coi là kẻ thù số một của những chế độ ăn kiêng.

Trong bối cảnh các vấn đề sức khỏe đang được đặt lên hàng đầu, chế độ ăn kiêng không đường dường như đang trở thành tâm điểm được cộng đồng quan tâm. Mọi người đang được khuyến khích sử dụng các loại thực phẩm không chứa đường như mật ong, mứt, kẹo, nước ngọt hay một số loại trái cây như chuối, thậm chí ngay cả một số loại sữa.

Tuy nhiên, áp dụng một chế độ ăn kiêng không đường được coi là thiếu cơ sở khoa học, và không hề có khả năng cải thiện sức khỏe của bạn hơn việc hạn chế các thực phẩm có sẵn, đóng hộp, ăn nhiều rau, tự chế biến thức ăn và sử dụng một lượng đường nhất định nạp vào cơ thể. Tệ hơn, một chế độ ăn kiêng không phù hợp có thể gây ra các bệnh về tâm lý đáng lo ngại.

an uong khoe manh ma khong can bo duong hoan toan anh 1
Áp dụng một chế độ ăn kiêng không đường hoàn toàn được coi là thiếu cơ sở khoa học. Ảnh: Gables Sedation Dentistry

Tâm lý chuyện ăn kiêng

Chế độ ăn kiêng không đường nói riêng và các chế độ ăn kiêng khác nói chung luôn liệt kê một hàng dài danh sách các loại thực phẩm “nên” và “không nên” sử dụng. Điều đó vô tình thúc đẩy tâm lý lo lắng tới những người theo chế độ, khiến họ luôn phải liên tục theo dõi những gì họ đã, đang hoặc chuẩn bị nạp vào cơ thể.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, bộ não của chúng ta coi việc ăn kiêng là nguyên nhân dẫn đến cảm giác đói và thèm ăn, điều khiển cơ thể tích trữ chất béo nhiều hơn, sự thiếu hiệu quả của chế độ ăn kiêng có thể dẫn đến xu hướng tăng cân và thừa cân trong tương lai. Căng thẳng, lo lắng hay trầm cảm, đặc biệt là rối loạn ăn uống sẽ là hậu quả của việc dành quá nhiều mối bận tâm để kiểm soát nhu cầu ăn uống lành mạnh của cơ thể.

Ước tính 15% phụ nữ trên thế giới mắc các chứng rối loạn về ăn uống trong một giai đoạn nhất định của cuộc đời. Chính vì vậy, việc lắng nghe những lời khuyên, tư vấn của các chuyên gia về dinh dưỡng và đảm bảo ăn uống điều độ luôn là điều cần thiết.

Có nên loại bỏ những thực phẩm tốt?

Hạn chế lạm dụng đường có trong thực phẩm được coi là một quyết định đúng đắn, nhưng hạn chế chúng trên các loại hoa quả lành mạnh như trái cây và sữa dường như là khái niệm tiêu cực của chế độ ăn kiêng không đường, gây thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết.

an uong khoe manh ma khong can bo duong hoan toan anh 2
Trái cây luôn là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, bao gồm cả nguồn đường có lợi cho cơ thể. Ảnh: Nutrition Facts

Trái cây luôn là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, đầy đủ chất xơ, vitamin cũng như các khoáng chất cần thiết chống oxy hóa. Hai khẩu phần trái cây một ngày có khả năng giảm nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư, tiểu đường loại 2 và bệnh tim.

Nhiều tín đồ không đường thậm chí còn tránh các sản phẩm về sữa, sữa chua hay phô mai và mặc định những thực phẩm này có hàm lượng đường cao. Bỏ uống sữa có thể gây ra các nguy cơ tăng các bệnh về loãng xương, trong khi đường sữa nguyên chất (một loại carbohydrate) hoàn toàn an toàn với cơ thể.

Còn những lựa chọn thay thế cho đường?

Kỳ lạ thay, nhiều công thức nấu ăn không đường sử dụng các nguyên liệu thay thế đường đắt tiền như siro gạo mạch nha (chứa hàm lượng Fructose thấp), hay siro cây gỗ thích,… mà không hiểu rõ ngoài siro gạo mạch nha, các nguyên liệu còn lại đều cùng chứa cùng một lượng calo trên mỗi một gram đường như thực phẩm thường.

Việc sử dụng nhiều thực phẩm có chứa nguyên liệu thay thế dưới vỏ bọc "không đường" đã vô tình tiếp tay cho các nguyên nhân gây tăng cân. Một nghiên cứu khác cũng đã cho thấy mọi người thường có xu hướng ăn nhiều hơn mọi khi 35% nếu các sản phẩm được gắn mác lành mạnh.

Thay vào đó, bạn hãy cung cấp thật nhiều chất xơ cho cơ thể, rau củ quả, các loại ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch và đặc biệt là trái cây. Hạn chế sử dụng đường vào bữa ăn, nhưng không đồng nghĩa phải loại bỏ nó hoàn toàn.

Cho dù chúng ta chọn cách ăn uống như thế nào, hãy luôn luôn nhớ rằng sức khỏe không chỉ đơn giản là những con số trên thang đo, kích thước vòng eo hay các loại thực phẩm mà chúng ta tránh, sức khỏe còn nằm ở sự liên kết giữa chúng ta với các loại thực phẩm được sử dụng hàng ngày. Chỉ có bằng cách đó, chúng ta mới có thể có được sự thoải mái và hài lòng trên con đường giảm cân hay giữ gìn vóc dáng cho cơ thể.

Hải Tuệ

Theo CNN

Bạn có thể quan tâm