Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Không dám chia tay vì trót cho ‘cái ngàn vàng’

Nhìn cách cư xử quá quắt của Trung với Hiên, bạn bè đều khuyên nên bỏ, nhưng cô chỉ khóc: “Tớ đã trót ‘cho’ anh ấy rồi, làm sao dám chia tay”.

Không dám chia tay vì trót cho ‘cái ngàn vàng’

Nhìn cách cư xử quá quắt của Trung với Hiên, bạn bè đều khuyên nên bỏ, nhưng cô chỉ khóc: “Tớ đã trót ‘cho’ anh ấy rồi, làm sao dám chia tay”.

>>Khi con gái ''yêu hết mình''
>> Hệ lụy từ việc mất ''cái ngàn vàng''
>> Teen nghĩ gì về ''cái ngàn vàng''?
>>Lãng xẹt chuyện mất ''cái ngàn vàng''

Ảnh minh họa

Tự coi mình "không còn gì"

Hiên yêu Trung được 6 tháng, từ bỏ “chữ trinh”mà cô vẫn tự hứa sẽ giữ đến ngày cưới trước sự đòi hỏi dai dẳng của bạn trai, và từ đó cô luôn nơm nớp lo sợ.

Nếu như trước kia, Hiên vẫn hay làm mình làm mẩy, giận dỗi, đành hanh với người yêu thì từ khi trở thành "đàn bà", cô trở nên “ngoan ngoãn”, chiều chuộng anh ta hết mực.

Trung cũng thay đổi cách cư xử. Những chiều chuộng, săn đón dần biến mất. Anh tự cho mình cái quyền được người yêu cung phụng, mặc sức sai hẹn, hạch sách Hiên thường xuyên và không ngại hỏi vay tiền cô. Đồng lương của Hiên ngoài chi phí sinh hoạt đều bị Trung ném vào quán rượu hoặc cửa hàng điện tử. Nếu đến tìm mà cô đi vắng, hoặc bắt gặp đang nói chuyện với người đàn ông nào, Trung đều quát mắng Hiên vì tội lẳng lơ và luôn cao giọng: “Cô nên nhớ bây giờ cô là người của tôi rồi, liệu mà cư xử!".

Tuy nhiên, Hiên biết Trung vẫn tán tỉnh mấy cô gái sống gần nhà song anh chàng vẫn chối bay chối biến, khi không chối được thì cùn: “Đàn ông ai chả thế, em mà ghen thì không làm vợ được đâu”. Nói vậy nhưng Trung không đả động gì đến chuyện cưới Hiên như hứa trước khi lấy đi “cái ngàn vàng” của cô, lấy cớ bố mẹ chưa đồng ý bởi nghề nghiệp chưa ổn định. Còn Hiên, mong lớn nhất của cô vẫn là được cưới.

Những lần Hiên khóc vì bị người yêu mắng mỏ, đánh đập, hoặc biết chuyện trăng hoa mới của anh, bạn bè đều khuyên nên chia tay. Chỉ có điều đây lại là điều cô sợ hãi nhất. Cô nghĩ, đã “ăn ở” với anh ta rồi, giờ nếu bỏ thì sẽ không ai dám lấy mình nữa vì "có còn gì nữa đâu".

Đó cũng là lý do Quỳnh Như cố chịu đựng mối tình với Quân, anh bạn trai cùng quê, học cùng ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. Yêu nhau từ thời đi học, họ dự định sẽ cưới sau khi ra trường. Nhưng đến năm thứ ba, Như cảm thấy tình cảm mình dành cho Quân mỗi ngày một nhạt đi, và anh không phải là người cô muốn sống cùng cả cuộc đời. Nhưng thay đổi thì cô không dám. “Người ở quê và bạn bè trên này đều biết em và anh ấy yêu nhau đã lâu và đã quan hệ như vợ chồng. Bỏ anh ấy, chắc em phải chấp nhận lấy những người không ra gì hoặc đã ly dị”, Quỳnh Như tâm sự.

Mặc cảm đó khiến Như vẫn cố tỏ ra yêu Quân, vẫn hẹn hò và quan hệ chăn gối với anh dù không hề thích. Và đến khi phải lòng một chàng trai trong lớp và cũng được người này để ý, Như thấy khổ tâm thực sự. Nghĩ đến việc chàng trai ấy sẽ khinh bỉ ruồng rẫy cô khi biết cô không còn “trong trắng”, quay trở lại với Quân thì đã quá muộn, cô mất ngủ nhiều đêm.

Cần học cách tôn trọng bản thân

Theo chuyên gia tâm lý Trần Thị Hồng Hà (Trung tâm tư vấn Tình yêu, hôn nhân và hạnh phúc gia đình), trong những trường hợp trên, nguồn gốc bi kịch của cô gái không phải ở chỗ người yêu đối xử tệ bạc mà chính cách nghĩ của các cô. "Họ không biết coi trọng chính mình, điều đó khiến người kia cũng dễ dẫn đến coi thường họ. Chính họ, chứ chưa phải bạn trai, mang quan điểm phong kiến rằng với phụ nữ, chữ trinh là quý giá nhất, mất nó là mất tất cả, người con gái chẳng còn giá trị gì nữa", bà Hà nói.

Do đó, điều mấu chốt là cô gái phải tự tin, biết giá trị của mình, hiểu rằng một người đàn ông yêu cô thực sự phải vì những phẩm chất đáng yêu khác chứ không phải vì cô còn trinh. Sự tự tin ấy sẽ giúp cô thấy rằng, ngay cả khi đã cho đi cái ngàn vàng, cô vẫn có quyền hưởng hạnh phúc trong cuộc đời mà cô mới bắt đầu. Tuy nhiên, để có được sự bình thản đó, bên cạnh việc nhận thức được mình, chuyên gia Hồng Hà cho rằng các cô gái còn phải biết cân nhắc khi quyết định quan hệ tình dục với bạn trai.

Cô gái cần biết rõ mình có thực sự muốn điều đó không, và xác định rằng không phải cứ yêu là sau này sẽ lấy được nhau, cho dù đã có quan hệ chăn gối. Nếu đã xác định thế mà vẫn "cho" thì sau đó không ân hận, không tự khinh rẻ mình.

Hồng Hạnh, phiên dịch viên làm việc cho một tổ chức phi chính phủ ở Hà Nội, cho biết đó là điều cô đã làm. Cách đây hai năm khi nói lời chia tay, anh bạn trai sau khi thuyết phục, năn nỉ đủ kiểu đã đưa ra một lý do để cố níu kéo: "Em và anh đã chung sống như vợ chồng, những người khác sẽ làm khó dễ với em, còn anh thì vẫn luôn tôn trọng em". Nhưng Hạnh không thay đổi quyết định, bởi nghĩ rằng khi tình yêu đã hết thì sự ràng buộc với nhau sẽ thật tồi tệ, bởi cuộc đời còn rất dài. Tháng 9 tới Hạnh sẽ làm lễ cưới với người bạn trai mới.

Tuy nhiên, Hạnh cho biết cô không hề cổ vũ cho chuyện quan hệ tình dục trước hôn nhân, nhất là với những cô gái không đủ tự tin vào bản thân và vẫn chịu sức ép của quan niệm "chữ trinh đáng giá ngàn vàng".Cô nói: "Những người này tốt nhất nên giữ gìn bởi với họ, chữ trinh quả thật rất quan trọng và việc cho đi có thể khiến họ trở nên bất hạnh".

Theo Đất Việt

Theo Đất Việt

Bạn có thể quan tâm