Livestream bán hàng - trong đó những người có sức ảnh hưởng (Influencer) bán hàng trực tiếp cho khách thông qua các chương trình phát sóng - đã trở thành một ngành công nghiệp lớn mạnh ở Trung Quốc, với hầu hết thương hiệu tiêu dùng hiện nay coi đây là một kênh tiếp thị thiết yếu.
Năm 2023, thị trường thương mại điện tử phát trực tiếp của Trung Quốc ước tính có giá trị 4.900 tỷ nhân dân tệ (691 tỷ USD), tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Gần 600 triệu người ở Trung Quốc mua sắm thông qua livestream.
Nhưng theo hãng truyền thông nhà nước Legal Daily, các khiếu nại về hành vi gian lận đang gia tăng. Những người trong ngành cho biết nhiều ngôi sao livestream thường sử dụng các chiến thuật gian lận để lừa dối cả người tiêu dùng và đối tác doanh nghiệp của họ.
Chiêu mua mắt xem, đơn ảo bùng nổ trên các phiên livestream tại Trung Quốc. |
Nhiều người tiêu dùng phản ánh mua phải hàng kém chất lượng hoặc hàng giả. Những người khác phát hiện ra rằng KOL, KOC đã gian lận con số để thu hút khách hàng. Một khách hàng cho biết một người livestream tuyên bố đã bán được hơn 999 đơn vào ngày hôm đó, nhưng con số thực tế chỉ là vài chục.
Các nhãn hàng cũng phát hiện vấn đề tương tự. Một số doanh nghiệp cho biết những người phát trực tiếp mà họ thuê để quảng bá sản phẩm đã thổi phồng doanh số bán hàng của họ để đòi công ty trả hoa hồng cao. Một số công ty thấy số hàng bán ra trong phiên livestream đã bị hủy vào ngay ngày hôm sau - dấu hiệu của việc đặt đơn ảo.
Các chuyên gia trong ngành nói với Legal Daily rằng những vấn đề này rất phổ biến trong lĩnh vực livestream bán hàng, họ cho rằng những người phát trực tiếp nếu bị phát hiện gian lận nên phải đối mặt với hình phạt nghiêm khắc hơn.
Các thương hiệu có thể phải chịu tổn thất lớn từ các vụ lừa đảo livestream. Vào tháng 1, một thương hiệu đã trả cho một người nổi tiếng 100.000 nhân dân tệ để quảng bá sản phẩm của họ trong một buổi phát trực tiếp. Công ty cho biết họ đã tích trữ hàng hóa trị giá 1,7 triệu nhân dân tệ, mong đợi một đợt bán hàng bùng nổ. Nhưng cuối cùng, họ chỉ bán được một đơn hàng trong suốt phiên livestream.
Theo Legal Daily, có một ngành mới đã được hình thành chỉ để hỗ trợ nhu cầu thổi phồng doanh số của các KOL, KOC. Những công ty này tự giới thiệu mình là "dịch vụ quảng cáo", sử dụng các khẩu hiệu như "kiếm tiền dễ dàng chỉ bằng cách chạm ngón tay".
Ngoài ra, còn có nhiều web trực tuyến cung cấp dịch vụ tăng tương tác trên livestream, mua bán lượng người theo dõi, "mắt" xem, bình luận và chia sẻ ảo. Một trăm lượt thích thường có giá 3 nhân dân tệ, trong khi 10.000 lượt xem được bán với giá 2 nhân dân tệ. Công ty cũng cho biết những người tham gia bình luận "mồi" trên livestream có thể kiếm được vài nhân dân tệ.
Các Influencer thường thuê những cá nhân đặt đơn giả để giúp họ đạt được doanh số bán hàng đã thỏa thuận với doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp có thể chịu tổn thất trước chiêu gian lận của người phát livestream. |
Các thương hiệu thường đặt ra mục tiêu bán hàng cụ thể khi thuê người livestream. Những hợp đồng này thường có điều khoản cấm làm tăng đơn ảo, nhưng điều đó không ngăn cản những người có sức ảnh hưởng cố gắng dùng chiêu trò.
Các cơ quan quản lý Trung Quốc đã cố gắng ngăn chặn gian lận livestream trong những năm gần đây, đưa ra các biện pháp nhắm vào trò thổi phồng doanh số bán sản phẩm ảo. Vào tháng 4, văn phòng Ủy ban các vấn đề không gian mạng trung ương Trung Quốc đã phát động cuộc trấn áp trên toàn quốc, chủ yếu nhắm vào các hoạt động quảng cáo sai sự thật trong các buổi phát trực tiếp thương mại.
Vào tháng 7, chính quyền nước này đã ban hành thông báo tuyên bố sẽ siết chặt nội dung giả mạo và không phù hợp trong các buổi livestream. Các hành vi được nêu ra để chú ý bao gồm "tạo ra các kịch bản và danh tính bịa đặt cho mục đích quảng cáo mà không cân nhắc đến đạo đức" và "lừa dối người tiêu dùng thông qua việc bán hàng giả hoặc hàng kém chất lượng".
He Yuming, một sinh viên đại học ở Thượng Hải, chia sẻ với Sixth Tone rằng 90% hoạt động mua sắm của cô là qua livestream. Nhưng cô đã gặp phải một số vấn đề về chất lượng hàng hóa, đặc biệt là khi mua quần áo.
Có lần, He mua một chiếc áo khoác mùa đông trông có vẻ được làm bằng chất liệu dày và ấm. Nhưng khi nhận được, cô phát hiện chiếc áo khoác thật chỉ có lớp đệm mỏng và trông rất khác so với hình ảnh trên livestream.
Cô nàng còn gặp phải những trường hợp người phát trực tiếp bán hàng thật lộn hàng giả. Cô đã từng mua một chiếc khăn quàng cổ yêu thích qua phiên livestream và giới thiệu cho các bạn cùng lớp mua cùng. Nhưng những chiếc khăn quàng cổ mà bạn bè nhận được rõ ràng là kém chất lượng hơn.
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.